Công bố Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định
21:47, ngày 12-10-2015
TCCSĐT - Ngày 12-10-2015, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Cơ quan Hợp tác phát triển Đức (GIZ) (theo sự ủy quyền của Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và an toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức (BMUB)) tổ chức Hội nghị công bố Báo cáo Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC).
Tham gia Hội nghị có các thành viên của Hội đồng tư vấn Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu (VPCC), đại diện các bộ, ngành, các đối tác phát triển và các tổ chức phi chính phủ.
Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) lần thứ 19 (COP 19) tại Ba Lan năm 2013 đã kêu gọi tất cả các bên xây dựng INDC. Việc xây dựng và đệ trình INDC là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia UNFCCC. Chính phủ Việt Nam giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo INDC của Việt Nam. Các bộ, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp cũng như các đối tác phát triển quốc tế đã tham gia và có những đóng góp cụ thể trong quá trình xây dựng và hoàn thiện INDC.
Báo cáo đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua và gửi Ban Thư ký UNFCCC. INDC với sự đóng góp của các bên tham gia sẽ là đầu vào quan trọng cho quá trình đàm phán COP 21 tại Pa-ri (Pháp) vào cuối năm 2015.
INDC của Việt Nam cung cấp các thông tin cơ bản về mức đóng góp của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ được thực hiện đến năm 2030. Nội dung đóng góp gồm đóng góp vô điều kiện và đóng góp có điều kiện so với kịch bản phát triển thông thường. Các đóng góp vô điều kiện là các hoạt động sẽ được thực hiện bằng nguồn lực trong nước. Các đóng góp có điều kiện là những hoạt động có thể được thực hiện nếu nhận được nguồn hỗ trợ về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực từ quốc tế.
Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu ở trong nước, đồng thời chủ động tham gia xây dựng Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới nhằm giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng dưới 20C vào cuối thế kỷ XXI so với thời kỳ tiền công nghiệp. Việt Nam là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto, tích cực nghiên cứu, triển khai các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Tính đến tháng 6-2015, Việt Nam có 254 dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) được Ban Chấp hành quốc tế về CDM (EB) công nhận. Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về số lượng dự án, với tổng lượng khí nhà kính tiềm năng giảm khoảng 137,4 triệu tấn CO¬2. Trong số 254 dự án, các dự án về năng lượng chiếm 87,6%, xử lý chất thải chiếm 10,2%, trồng rừng và tái trồng rừng chiếm 0,4% và các loại khác chiếm 1,8%. Số chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER) được EB cấp đến nay là trên 12 triệu, đứng thứ 11 trên thế giới.
Để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, như “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả” (năm 2006), “Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” (năm 2010). Chính phủ đã có các chính sách ưu tiên, như phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện quốc gia góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. Các chính sách này khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt thông qua các công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo.
Việt Nam có nhiều nỗ lực trong bảo vệ rừng, trồng rừng và tái trồng rừng, và là một trong những quốc gia tham gia thực hiện Chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+).
Bên cạnh đó, Việt Nam đang xây dựng và chuẩn bị thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA); đăng ký thực hiện dự án tín chỉ các-bon theo Tiêu chuẩn các-bon được thẩm tra (VCS) và Tiêu chuẩn vàng (GS).
Các đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tập trung vào các lĩnh vực năng lượng (gồm cả giao thông), nông nghiệp (gồm cả sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp) và chất thải. Các đóng góp về thích ứng tập trung vào nông nghiệp, tài nguyên nước, lâm nghiệp ở vùng đồng bằng, ven biển, vùng núi và đô thị.
Trong báo cáo INDC gửi cho Ban Thư ký UNFCCC vào ngày 30-9-2015, Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước, giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế. Đồng thời, Việt Nam sẽ thực hiện nhiều hoạt động thích ứng giúp tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện để có thể đóng góp nhiều hơn cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Là quốc gia đang phát triển chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và dự báo đến năm 2030, những đóng góp của Việt Nam thể hiện nỗ lực cao nhất của quốc gia cùng cộng đồng quốc tế trong công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu./.
Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) lần thứ 19 (COP 19) tại Ba Lan năm 2013 đã kêu gọi tất cả các bên xây dựng INDC. Việc xây dựng và đệ trình INDC là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia UNFCCC. Chính phủ Việt Nam giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng báo cáo INDC của Việt Nam. Các bộ, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp cũng như các đối tác phát triển quốc tế đã tham gia và có những đóng góp cụ thể trong quá trình xây dựng và hoàn thiện INDC.
Báo cáo đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua và gửi Ban Thư ký UNFCCC. INDC với sự đóng góp của các bên tham gia sẽ là đầu vào quan trọng cho quá trình đàm phán COP 21 tại Pa-ri (Pháp) vào cuối năm 2015.
INDC của Việt Nam cung cấp các thông tin cơ bản về mức đóng góp của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng biến đổi khí hậu, dự kiến sẽ được thực hiện đến năm 2030. Nội dung đóng góp gồm đóng góp vô điều kiện và đóng góp có điều kiện so với kịch bản phát triển thông thường. Các đóng góp vô điều kiện là các hoạt động sẽ được thực hiện bằng nguồn lực trong nước. Các đóng góp có điều kiện là những hoạt động có thể được thực hiện nếu nhận được nguồn hỗ trợ về tài chính, công nghệ và tăng cường năng lực từ quốc tế.
Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu ở trong nước, đồng thời chủ động tham gia xây dựng Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới nhằm giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng dưới 20C vào cuối thế kỷ XXI so với thời kỳ tiền công nghiệp. Việt Nam là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto, tích cực nghiên cứu, triển khai các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Tính đến tháng 6-2015, Việt Nam có 254 dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) được Ban Chấp hành quốc tế về CDM (EB) công nhận. Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về số lượng dự án, với tổng lượng khí nhà kính tiềm năng giảm khoảng 137,4 triệu tấn CO¬2. Trong số 254 dự án, các dự án về năng lượng chiếm 87,6%, xử lý chất thải chiếm 10,2%, trồng rừng và tái trồng rừng chiếm 0,4% và các loại khác chiếm 1,8%. Số chứng chỉ giảm phát thải được chứng nhận (CER) được EB cấp đến nay là trên 12 triệu, đứng thứ 11 trên thế giới.
Để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, như “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả” (năm 2006), “Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” (năm 2010). Chính phủ đã có các chính sách ưu tiên, như phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện quốc gia góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. Các chính sách này khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt thông qua các công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo.
Việt Nam có nhiều nỗ lực trong bảo vệ rừng, trồng rừng và tái trồng rừng, và là một trong những quốc gia tham gia thực hiện Chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+).
Bên cạnh đó, Việt Nam đang xây dựng và chuẩn bị thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA); đăng ký thực hiện dự án tín chỉ các-bon theo Tiêu chuẩn các-bon được thẩm tra (VCS) và Tiêu chuẩn vàng (GS).
Các đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tập trung vào các lĩnh vực năng lượng (gồm cả giao thông), nông nghiệp (gồm cả sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp) và chất thải. Các đóng góp về thích ứng tập trung vào nông nghiệp, tài nguyên nước, lâm nghiệp ở vùng đồng bằng, ven biển, vùng núi và đô thị.
Trong báo cáo INDC gửi cho Ban Thư ký UNFCCC vào ngày 30-9-2015, Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước, giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và có thể giảm tiếp đến 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế. Đồng thời, Việt Nam sẽ thực hiện nhiều hoạt động thích ứng giúp tăng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện để có thể đóng góp nhiều hơn cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Là quốc gia đang phát triển chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, với điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay và dự báo đến năm 2030, những đóng góp của Việt Nam thể hiện nỗ lực cao nhất của quốc gia cùng cộng đồng quốc tế trong công cuộc chống biến đổi khí hậu toàn cầu./.
Kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội thông qua  (12/10/2015)
Khai mạc Phiên họp thứ 42 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (12/10/2015)
Thông báo nhanh kết quả Hội nghị 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng  (12/10/2015)
Nhiệm vụ của Nga là ổn định chính quyền hợp pháp ở Syria  (12/10/2015)
Belarus theo quỹ đạo nào sau khi ông Lukashenko tái đắc cử?  (12/10/2015)
Sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền ở cấp tỉnh nước ta hiện nay  (12/10/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay