Kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt chỉ tiêu Quốc hội thông qua
21:45, ngày 12-10-2015
TCCSĐT - Nhằm đánh giá tình hình xuất khẩu 9 tháng năm 2015, bàn về các biện pháp khắc phục khó khăn để đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm và trong thời gian tới, ngày 12-10-2015 Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị giao ban xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự Hội nghị về phía Trung ương có đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phía địa phương có đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phía Nam; các sở công thương; cùng với đại diện các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp....
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, xuất khẩu năm 2015; nêu lên những vướng mắc về cơ chế, chính sách xuất nhập khảu, tài chính, tín dụng, thị trường; đồng thời đề xuất những kiến nghị, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu...
Thị trường hàng hóa thế giới trong thời gian gần đây tiếp tục xu hướng giảm do nhu cầu sụt giảm bởi tác động của suy yếu kinh tế ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Bra-xin, thị trường tài chính biến động trong khi kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn còn nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Theo đánh giá ngày 30-9-2015 của WTO, dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay là 2,5%, thấp hơn dự báo 3,3% vào thời điểm tháng tư. Giá hàng hóa trên thị trường ở mức thấp cũng ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Chỉ số giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2015 bằng 96% cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu đạt trên 14%.
Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nước ta ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ 2014, đến hết quý III ước đạt 73,4% kế hoạch năm và tăng trưởng tiệm cận chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu Quốc hội thông qua là 10%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 35,49 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 85,21 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.
Nhập siêu 9 tháng đầu năm 2015 ước khoảng 3,86 tỷ USD, tương đương 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, kim ngạch 9 tháng đầu năm Nhóm hàng nông, thủy sản đạt 15,14 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2014; Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản đạt 3,93 tỷ USD, giảm 45,5% so với cùng kỳ năm 2014; Nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 94,96 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Trên cơ sở tình hình thực tế, Bộ Công thương dự báo tình hình xuất nhập khẩu năm 2015 như sau: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 165-166 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014, đạt chỉ tiêu Quốc hội thông qua; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 171 tỷ USD, tăng khoảng 16,5% so với năm 2014; Nhập siêu ước khoảng 5,5-6 tỷ USD, bằng khoảng 3,3-3,6% kim ngạch xuất khẩu.
Tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội các ngành hàng cao su, thủy sản, tiêu, sắn lát, sắt thép; lãnh đạo một số sở công thương; doanh nghiệp... đã có những tham luận xoay quanh vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia cho các ngành hàng, đa dạng hóa phương thức thanh toán đối với từng hình thức xuất khẩu, tăng cường nguồn lực cho Cục cạnh tranh trước xu thế hội nhập kinh tế sâu như hiện nay, tăng cường công tác thông tin thương mại cho các doanh nghiệp...
Hội nghị cùng thống nhất với Bộ Công thương về những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trước mắt cho quý IV-2015 và trong thời gian tới: Thứ nhất, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thức đẩy xuất khẩu; Thứ hai, phát triển thị trường xuất khẩu; Thứ ba, Tuyên truyền, phổ biến việc tận dụng các FTAs, TPP; Thứ tư, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của các đại biểu tịa Hội nghị, và cùng với Tổ Công tác liên ngành nghiên cứu, báo cáo, lấy đó làm cơ sở đề xuất trình Chính phủ có những quyết sách hay, tạo điều kiện giúp các ngành hàng phát triển. Mục tiêu của Hội nghị là hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động phát triển tốt theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trước yêu cầu hội nhập cao như hiện nay, đề nghị các đanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề cần chủ động hơn nữa trong xúc tiến thương mại./.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, xuất khẩu năm 2015; nêu lên những vướng mắc về cơ chế, chính sách xuất nhập khảu, tài chính, tín dụng, thị trường; đồng thời đề xuất những kiến nghị, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu...
Thị trường hàng hóa thế giới trong thời gian gần đây tiếp tục xu hướng giảm do nhu cầu sụt giảm bởi tác động của suy yếu kinh tế ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Bra-xin, thị trường tài chính biến động trong khi kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn còn nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp. Theo đánh giá ngày 30-9-2015 của WTO, dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay là 2,5%, thấp hơn dự báo 3,3% vào thời điểm tháng tư. Giá hàng hóa trên thị trường ở mức thấp cũng ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Chỉ số giá xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2015 bằng 96% cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu đạt trên 14%.
Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của nước ta ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ 2014, đến hết quý III ước đạt 73,4% kế hoạch năm và tăng trưởng tiệm cận chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu Quốc hội thông qua là 10%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 35,49 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 85,21 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ.
Nhập siêu 9 tháng đầu năm 2015 ước khoảng 3,86 tỷ USD, tương đương 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, kim ngạch 9 tháng đầu năm Nhóm hàng nông, thủy sản đạt 15,14 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 9,9% so với cùng kỳ năm 2014; Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản đạt 3,93 tỷ USD, giảm 45,5% so với cùng kỳ năm 2014; Nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 94,96 tỷ USD, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Trên cơ sở tình hình thực tế, Bộ Công thương dự báo tình hình xuất nhập khẩu năm 2015 như sau: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 165-166 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014, đạt chỉ tiêu Quốc hội thông qua; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 171 tỷ USD, tăng khoảng 16,5% so với năm 2014; Nhập siêu ước khoảng 5,5-6 tỷ USD, bằng khoảng 3,3-3,6% kim ngạch xuất khẩu.
Tại Hội nghị, đại diện Hiệp hội các ngành hàng cao su, thủy sản, tiêu, sắn lát, sắt thép; lãnh đạo một số sở công thương; doanh nghiệp... đã có những tham luận xoay quanh vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia cho các ngành hàng, đa dạng hóa phương thức thanh toán đối với từng hình thức xuất khẩu, tăng cường nguồn lực cho Cục cạnh tranh trước xu thế hội nhập kinh tế sâu như hiện nay, tăng cường công tác thông tin thương mại cho các doanh nghiệp...
Hội nghị cùng thống nhất với Bộ Công thương về những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trước mắt cho quý IV-2015 và trong thời gian tới: Thứ nhất, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thức đẩy xuất khẩu; Thứ hai, phát triển thị trường xuất khẩu; Thứ ba, Tuyên truyền, phổ biến việc tận dụng các FTAs, TPP; Thứ tư, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của các đại biểu tịa Hội nghị, và cùng với Tổ Công tác liên ngành nghiên cứu, báo cáo, lấy đó làm cơ sở đề xuất trình Chính phủ có những quyết sách hay, tạo điều kiện giúp các ngành hàng phát triển. Mục tiêu của Hội nghị là hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động phát triển tốt theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Trước yêu cầu hội nhập cao như hiện nay, đề nghị các đanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề cần chủ động hơn nữa trong xúc tiến thương mại./.
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam