Mỹ La-tinh tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Từ ngày 12-10-2008, tại Vê-nê-du-ê-la đã tổ chức Hội nghị quốc tế bàn về Tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào. Tham dự Hội nghị có hơn 200 nhà trí thức đến từ 68 nước. Đứng ra tổ chức hội nghị này là Mạng lưới Trí thức và nghệ sĩ bảo vệ nhân loại và Diễn đàn thế giới về các cách phát triển khác. Đây là những tổ chức quốc tế đang hoạt động tích cực để tìm cách để đưa thế giới lên CNXH.
Mạng lưới Trí thức và nghệ sĩ bảo vệ nhân loại là một phong trào thúc đẩy sự suy nghĩ và hành động chống lại tất cả các hình thức thống trị áp dụng các việc do hội nghị của trí thức và nghệ sĩ 52 nước họp ở Ca-ra-cas tháng 12 - 2004 đề xuất. Cuộc gặp ở Ca-ra-cas đã quyết định phải bảo vệ quyền của các dân tộc cho tự do, công bằng, ăn uống, chăm sóc y tế, điện, nhà ở, nước uống, giáo dục, khai thác hợp lý nguồn lợi tự nhiên, đoàn kết với các dân tộc bị chủ nghĩa đế quốc đàn áp, bị coi sự chống đối của họ là khủng bố. Diễn đàn thế giới về các cách phát triển khác là một tổ chức quốc tế do ông Samir Amin, một trí thức Ai Cập làm chủ tịch, đang cùng các nước tìm cách phát triển khác để tiến lên CNXH.
Sau lễ khai mạc, tại phiên họp toàn thể, ông Samir Amin đã trình bày báo cáo về Cuộc khủng hoảng đang diễn ra và sự đổi mới của chủ nghĩa xã hội. Theo S. Amin, không có kinh tế thị trường, mà thực ra đó là sự thống trị của tư bản tài chính. Khủng hoảng tài chính là kết quả của việc áp dụng chủ nghĩa tự do mới, để thị trường điều tiết nền kinh tế, hạn chế sự điều tiết của nhà nước. Hiện nay, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này, các chính phủ phải can thiệp, hỗ trợ, điều tiết tích cực, vì vậy đây là cơ hội để xoá bỏ chủ nghĩa tự do mới, để lật đổ chế độ tư bản tài chính, chuyển sang CNXH. Hội nghị cũng bàn về sự đa dạng của các mô hình CNXH: CNXH nhà nước của các nước XHCN cũ; CNXH dân chủ của các nước Tây và Bắc Âu; và CNXH nhân dân của các nước đang phát triển. Các nước Mỹ La-tinh đang tìm kiếm một mô hình CNXH khác mà họ gọi là CNXH của thế kỷ XXI.
Trong khuôn khổ Hội nghị, các nhóm chuyên đã họp và thảo luận những vấn đề như:
1. Đoàn kết của những người lao động
2. Vấn đề nông nghiệp nông thôn
3. Dân chủ, công bằng và quan hệ giới
4. Văn hoá, truyền thông và đa văn hoá
5. Trật tự kinh tế thế giới: chỉ trích và cách khác
6. Trật tự chính trị thế giới và sự xuất hiện các mô hình mới
7. Phân vùng và thống nhất như cách khác của toàn cầu hoá một cực
8. Chuyển đổi kinh tế, xã hội và chính trị hướng về chủ nghĩa xã hội
Nhóm nông nghiệp, nông thôn đã họp bàn về những nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng lương thực và vấn đề cải cách ruộng đất. Cuộc thảo luận về vấn đề nông nghiệp đã đi đến một số kết luận sau:
Cuộc khủng hoảng thế giới về tài chính, lương thực, năng lương và sinh thái sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tầng lớp tiểu nông và công nhân nghèo. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ sự phát triển không đều do tình trạng độc quyền của tư bản đi đôi với giảm điều tiết của nền kinh tế thế giới và sự áp dụng của các chính sách tự do hoá mới. Các xu hướng và chính sách này có gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với nông nghiệp. Bởi sự phát triển của mô hình sản xuất dựa trên việc độc canh và nền nông nghiệp hướng xuất khẩu, đã buộc hàng chục triệu tiểu nông phải chuyển đến ở trong các khu nhà ổ chuột hay ra khỏi biên giới. Mô hình này chỉ sử dụng khoảng 4% lao động, trong lúc lao động nông nghiệp trên thế giới chiếm 43% tổng số lao động (1,3 tỉ người). Đội quân này sẽ nhập vào số 1,2 tỉ người đang ở trong điều kiện cùng cực và không được công nghiệp đô thị sử dụng.
- Trong quá trình chuyển đổi lên CNXH, các nước phải bắt đầu bằng việc phục hồi nông nghiệp, cơ sở của nền văn minh, bảo vệ môi trường, tái tạo sự màu mỡ của đất, hỗ trợ tiểu nông sản xuất đủ tự túc, bảo đảm sự cân bằng giữa thành thị và nông thôn, giữa xã hội và tự nhiên.
- Cuộc khủng hoảng lương thực do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, để khắc phục nó cần áp dụng các biện pháp: nhà nước phải điều tiết việc cung cấp “đầu vào” để có chi phí thấp nhất và ổn định; có chính sách bảo vệ nhập khẩu để có giá ổn định, bảo đảm cho nông dân có lãi trong sản xuất; phải lập ra một cơ quan quốc tế kiểm soát, điều tiết vấn đề lương thực, bao gồm giá cả, dự trữ, sử dụng đất, giống và các yếu tố đầu vào khác. Ở các nước chưa thực hiện cải cách ruộng đất, cần tiến hành cải cách ruộng đất, dưới sự điều tiết của nhà nước.
Vấn đề tiến lên XHCN. Năm 2005, Tổng thống Hu-gô Cha-vét tuyên bố rằng, Vê-nê-du-ê-la sẽ xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, khác với CNXH thế kỷ XX. Theo ông Hu-gô Cha-vét, CNXH thế kỷ XXI phải dựa trên tính tương trợ, tình anh em, tình hữu nghị, công bằng, tự do và bình đẳng.
Ngày 16-10, Tổng thống Hu-gô Cha-vét đã đến thăm và nói chuyện vớiHhội nghị, bắt đầu bằng: Một “bóng ma” đang ám ảnh Mỹ La-tinh, qua các thành thị, cánh đồng (cách dùng của C.Mác trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản cách nay khoảng 160 năm). Nhưng hiện tượng thiên tiên ấy cần gấp được hiện thân”. Tổng thống Hu-gô Cha-vét nói, “ở Vê-nê-du-ê-la chúng tôi thực nghiệm không ngừng, vì không có công thức sẵn có, và tạo ra CNXH là hành động anh hùng”./.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự phiên họp kín thứ nhất Hội nghị cấp cao APEC 16  (24/11/2008)
Một số suy nghĩ về sỡ hữu đất đai và tôn giáo ở Việt Nam xưa và nay  (23/11/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự Hội nghị cấp cao APEC 16  (23/11/2008)
Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020  (23/11/2008)
Kỷ niệm 68 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 – 23-11-2008)  (23/11/2008)
Hải Phòng vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện phát triển bền vững  (22/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay