Đẩy mạnh liên kết vùng để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
22:54, ngày 06-09-2015
TCCSĐT - Chiều ngày 05-9-2015, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Ban Điều phối Vùng duyên hải miền Trung tổ chức buổi Họp báo nhằm thông tin về mục đích chính của Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia”, dự kiến tổ chức vào ngày 12-9-2015 tại tỉnh Bình Thuận.
Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục Du lịch Hà Văn Siêu nhấn mạnh: Ngày 18-8-2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 1400/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Vì thế, việc tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia” là một hoạt động rất kịp thời, bởi ngành du lịch nếu muốn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp, hiện đại và có sức cạnh tranh, thì liên kết vùng để cùng nhau phát triển là tất yếu. Và, để phát huy hết tiềm năng của vùng này, một trong những việc làm sắp tới là sẽ chú trọng xây dựng được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời phải gắn hoạt động du lịch với bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh theo hướng bền vững.
Là đơn vị đồng chủ trì và đăng cai tổ chức Hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm cho rằng: Việc đăng cai tổ chức Hội thảo mang tầm quốc tế này là cơ hội để Bình Thuận giới thiệu, quảng bá hình ảnh một điểm đến đã có thương hiệu nổi tiếng, đồng thời, tạo cơ hội thu hút đầu tư các nhà đâu tư tiềm năng đầu tư vào Bình Thuận nhằm phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thành Tâm cho biết, hiện nay Bình Thuận đã có địa chỉ du lịch tầm cỡ quốc gia, những sản phẩm du lịch của tỉnh ngày càng hấp dẫn, phong phú với hệ thống cơ sở lưu trú du lịch liên tục phát triển. Toàn tỉnh hiện có trên 200 cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động kinh doanh với tổng số 9.300 phòng. Trong đó, có 3 cơ sở du lịch đạt tiêu chuẩn 5 sao, 22 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao và gần 80 cơ sở đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao. Hàng năm các chỉ tiêu du lịch đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong giai đoạn 2011- 2014 lượng khách du lịch đến Bình Thuận tăng trưởng bình quân 10,4%/năm, riêng khách quốc tế tăng bình quân 12,6%; doanh thu du lịch và các khoản nộp ngân sách từ du lịch có mức tăng trưởng bình quân 25,2%/năm.
Ông Nguyễn Thành Tâm hy vọng rằng, với tiềm năng sẵn có, nếu được đẩy mạnh sự liên kết vùng trong hoạt động du lịch, chắc chắn trong những năm tới ngành du lịch Bình Thuận sẽ tiếp tục phát triển và có chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trong khu vực. Và, Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trong khu vực.
Với vai trò là Trưởng Nhóm tư vấn hợp tác phát triển Vùng duyên hải miền Trung, tiến sĩ Trần Du Lịch cho biết: Việc tổ chức Hội thảo này sẽ nhằm phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng trong sự phát triển các sản phẩm và loại hình du lịch, từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp gắn kết phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch của các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên của Việt Nam với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Đây cũng là diễn đàn trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố.
Theo Ban Tổ chức, Hội thảo có sự tham gia của 19 tỉnh, thành thuộc các tỉnh, thành vùng duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây nguyên gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh; 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; 4 tỉnh Nam Lào và 4 tỉnh Đông Bắc Campuchia; Các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến từ hai nước Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, còn có Đại sứ quán các nước tại Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Úc, Thái Lan, Myanma, Malaysia, Philippin, Indonesia, Đan Mạch, Hà Lan, Italia, Bỉ; Tổng Lãnh sự Nga, Lào, Campuchia tại thành phố Hồ Chí Minh; Lãnh sự danh dự của Ucraina tại thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh sự danh dự Uzbekistan tại Việt Nam; các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch Lào.
Theo kế hoạch, Hội thảo chính thức khai mạc vào sáng 12-9-2015. Cùng với Hội thảo là Triển lãm du lịch quốc tế Việt Nam, Lào và Campuchia với chủ đề “3 quốc gia, 1 điểm đến”, 21 gian triển lãm sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, sản phẩm, loại hình du lịch và các dự án thu hút đầu tư về du lịch các địa phương đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có Hội nghị xúc tiến đầu tư và đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư do Bình Thuận tổ chức. Tại hội nghị này, tỉnh Bình Thuận sẽ giới thiệu và đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư về tiềm năng, lợi thế, những cơ hội thu hút các dự án đầu tư vào địa phương./.
Là đơn vị đồng chủ trì và đăng cai tổ chức Hội thảo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm cho rằng: Việc đăng cai tổ chức Hội thảo mang tầm quốc tế này là cơ hội để Bình Thuận giới thiệu, quảng bá hình ảnh một điểm đến đã có thương hiệu nổi tiếng, đồng thời, tạo cơ hội thu hút đầu tư các nhà đâu tư tiềm năng đầu tư vào Bình Thuận nhằm phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói của tỉnh nhà trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Thành Tâm cho biết, hiện nay Bình Thuận đã có địa chỉ du lịch tầm cỡ quốc gia, những sản phẩm du lịch của tỉnh ngày càng hấp dẫn, phong phú với hệ thống cơ sở lưu trú du lịch liên tục phát triển. Toàn tỉnh hiện có trên 200 cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động kinh doanh với tổng số 9.300 phòng. Trong đó, có 3 cơ sở du lịch đạt tiêu chuẩn 5 sao, 22 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao và gần 80 cơ sở đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao. Hàng năm các chỉ tiêu du lịch đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong giai đoạn 2011- 2014 lượng khách du lịch đến Bình Thuận tăng trưởng bình quân 10,4%/năm, riêng khách quốc tế tăng bình quân 12,6%; doanh thu du lịch và các khoản nộp ngân sách từ du lịch có mức tăng trưởng bình quân 25,2%/năm.
Ông Nguyễn Thành Tâm hy vọng rằng, với tiềm năng sẵn có, nếu được đẩy mạnh sự liên kết vùng trong hoạt động du lịch, chắc chắn trong những năm tới ngành du lịch Bình Thuận sẽ tiếp tục phát triển và có chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trong khu vực. Và, Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trong khu vực.
Với vai trò là Trưởng Nhóm tư vấn hợp tác phát triển Vùng duyên hải miền Trung, tiến sĩ Trần Du Lịch cho biết: Việc tổ chức Hội thảo này sẽ nhằm phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng trong sự phát triển các sản phẩm và loại hình du lịch, từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp gắn kết phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch của các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên của Việt Nam với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Đây cũng là diễn đàn trao đổi, tiếp xúc trực tiếp giữa các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố.
Theo Ban Tổ chức, Hội thảo có sự tham gia của 19 tỉnh, thành thuộc các tỉnh, thành vùng duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây nguyên gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh; 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; 4 tỉnh Nam Lào và 4 tỉnh Đông Bắc Campuchia; Các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến từ hai nước Lào và Campuchia. Bên cạnh đó, còn có Đại sứ quán các nước tại Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Úc, Thái Lan, Myanma, Malaysia, Philippin, Indonesia, Đan Mạch, Hà Lan, Italia, Bỉ; Tổng Lãnh sự Nga, Lào, Campuchia tại thành phố Hồ Chí Minh; Lãnh sự danh dự của Ucraina tại thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh sự danh dự Uzbekistan tại Việt Nam; các nhà đầu tư, doanh nghiệp du lịch Lào.
Theo kế hoạch, Hội thảo chính thức khai mạc vào sáng 12-9-2015. Cùng với Hội thảo là Triển lãm du lịch quốc tế Việt Nam, Lào và Campuchia với chủ đề “3 quốc gia, 1 điểm đến”, 21 gian triển lãm sẽ giới thiệu, quảng bá tiềm năng, sản phẩm, loại hình du lịch và các dự án thu hút đầu tư về du lịch các địa phương đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn có Hội nghị xúc tiến đầu tư và đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư do Bình Thuận tổ chức. Tại hội nghị này, tỉnh Bình Thuận sẽ giới thiệu và đối thoại trực tiếp với các nhà đầu tư về tiềm năng, lợi thế, những cơ hội thu hút các dự án đầu tư vào địa phương./.
Khánh thành Nhà máy xử lý nước thải Từ Sơn  (06/09/2015)
Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác với khu vực Viễn Đông của Nga  (06/09/2015)
Chủ tịch Quốc hội đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ  (06/09/2015)
Liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung với vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia  (06/09/2015)
Việt Nam tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ nhất  (06/09/2015)
Tăng cường giao lưu kiều bào và bạn bè quốc tế  (06/09/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên