Khánh thành Nhà tưởng niệm Hồ Chủ tịch tại Khu Di tích K9-Đá Chông
23:29, ngày 02-09-2015
Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 – 19-8-2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 – 2-9-2015), chiều 2-9, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích K9-Đá Chông huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng ngày 17-3-2014, do Công ty Xây dựng Nam Dương thi công và Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Bộ Xây dựng là đơn vị tư vấn giám sát.
Sau hơn 15 tháng xây dựng, công trình đã hoàn thành với kiến trúc truyền thống, một tầng, hai mái thượng và hạ; không gian nhà được bố trí cân đối cùng hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục phụ trợ, trang thiết bị đồng bộ.
Bên trong Nhà tưởng niệm có các bức đại tự, di ngôn, câu đối thể hiện tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cũng như sự ca ngợi, niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Cùng với Công trình Lăng, Nhà tưởng niệm là sự tiếp nối các công trình trong Khu Di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông, là nơi để đồng bào, chiến sỹ cả nước và khách quốc tế đến dâng hương tưởng niệm.
Kể từ đây, trên địa bàn Đá Chông có thêm một công trình văn hóa tâm linh được thiết kế và xây dựng có sự kế thừa các giá trị truyền thống, kết hợp với các yếu tố hiện đại, góp phần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các thế hệ mai sau.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng, của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; Người đã hiến dâng trọn đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân; Người chiến sỹ cộng sản quốc tế mẫu mực; người bạn thân thiết của các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là một sự kiện có ý nghĩa chính trị - văn hóa to lớn và sâu sắc, nhất là đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh và 46 năm, kể từ ngày Người mãi mãi ra đi.
Đây là công trình mang giá trị văn hóa lịch sử to lớn, là nơi đồng bào, đồng chí, khách quốc tế đến thăm quan, tưởng niệm, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, truyền bá, nâng cao giá trị đạo đức, phát triển nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm 1957 của thế kỷ trước, với tầm nhìn chiến lược của một lãnh tụ thiên tài và một nhà quân sự kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Khu K9-Đá Chông làm căn cứ bí mật của Trung ương trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Từ năm 1960 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần lên Khu K9 làm việc và tiếp khách quốc tế. Chính tại Khu K9, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn bạc, quyết định.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 2-9-1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chọn K9 - nơi gắn liền với những năm tháng cuối đời của Bác, để giữ gìn thi hài của Người.
Trong 6 năm kháng chiến ác liệt và thiên tai, lũ lụt đe dọa, K9 đã trở thành nơi chủ yếu để giữ gìn an toàn tuyệt đối thi hài Bác. Thời gian đó, nhiều đoàn của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Trung ương Cục miền Nam đã lên viếng Bác, thể hiện quyết tâm “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như lời Bác dạy.
Với những sự kiện đó, Khu Di tích K9 xứng đáng trở thành một địa danh lịch sử đặc biệt, gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh kể cả khi Người còn sống và khi đã qua đời. Sau 20 năm, Khu Di tích K9 đã đón tiếp, phục vụ hơn 1 triệu lượt người đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh hoạt chính trị, trồng cây lưu niệm và tham quan Khu Di tích.
Để phát huy giá trị của Khu Di tích K9 trong giai đoạn mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K9.
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện với một tinh thần trách nhiệm cao, công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay đã hoàn thành với chất lượng cao về nội dung tư tưởng, kỹ thuật, mỹ thuật; xứng tầm với giá trị của Khu Di tích K9.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh, đánh giá cao Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đơn vị góp tâm công đức; đơn vị tư vấn, thi công đã chủ động, tích cực triển khai xây dựng và hoàn thành công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn, tổ chức chu đáo việc đón tiếp khách thăm quan Khu Di tích K9 ngay sau khi khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thành phố Hà Nội, cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì thường xuyên phối hợp, bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo Khu Di tích K9.
Các bộ, ban, ngành ở Trung ương, các địa phương và các cơ quan liên quan tiếp tục quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh triển khai hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ trong đề án “Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
“Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chúng ta nguyện mãi mãi noi theo gương Bác, làm theo lời Bác, đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các nước bạn bè trên thế giới”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu đã cắt băng khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Bác và trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Khu Di tích K9./.
Sau hơn 15 tháng xây dựng, công trình đã hoàn thành với kiến trúc truyền thống, một tầng, hai mái thượng và hạ; không gian nhà được bố trí cân đối cùng hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục phụ trợ, trang thiết bị đồng bộ.
Bên trong Nhà tưởng niệm có các bức đại tự, di ngôn, câu đối thể hiện tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cũng như sự ca ngợi, niềm tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Cùng với Công trình Lăng, Nhà tưởng niệm là sự tiếp nối các công trình trong Khu Di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đá Chông, là nơi để đồng bào, chiến sỹ cả nước và khách quốc tế đến dâng hương tưởng niệm.
Kể từ đây, trên địa bàn Đá Chông có thêm một công trình văn hóa tâm linh được thiết kế và xây dựng có sự kế thừa các giá trị truyền thống, kết hợp với các yếu tố hiện đại, góp phần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho các thế hệ mai sau.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng, của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới; Người đã hiến dâng trọn đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân; Người chiến sỹ cộng sản quốc tế mẫu mực; người bạn thân thiết của các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là một sự kiện có ý nghĩa chính trị - văn hóa to lớn và sâu sắc, nhất là đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh và 46 năm, kể từ ngày Người mãi mãi ra đi.
Đây là công trình mang giá trị văn hóa lịch sử to lớn, là nơi đồng bào, đồng chí, khách quốc tế đến thăm quan, tưởng niệm, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, truyền bá, nâng cao giá trị đạo đức, phát triển nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm 1957 của thế kỷ trước, với tầm nhìn chiến lược của một lãnh tụ thiên tài và một nhà quân sự kiệt xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Khu K9-Đá Chông làm căn cứ bí mật của Trung ương trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Từ năm 1960 đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần lên Khu K9 làm việc và tiếp khách quốc tế. Chính tại Khu K9, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Trung ương Đảng bàn bạc, quyết định.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 2-9-1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã chọn K9 - nơi gắn liền với những năm tháng cuối đời của Bác, để giữ gìn thi hài của Người.
Trong 6 năm kháng chiến ác liệt và thiên tai, lũ lụt đe dọa, K9 đã trở thành nơi chủ yếu để giữ gìn an toàn tuyệt đối thi hài Bác. Thời gian đó, nhiều đoàn của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Trung ương Cục miền Nam đã lên viếng Bác, thể hiện quyết tâm “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” như lời Bác dạy.
Với những sự kiện đó, Khu Di tích K9 xứng đáng trở thành một địa danh lịch sử đặc biệt, gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh kể cả khi Người còn sống và khi đã qua đời. Sau 20 năm, Khu Di tích K9 đã đón tiếp, phục vụ hơn 1 triệu lượt người đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh hoạt chính trị, trồng cây lưu niệm và tham quan Khu Di tích.
Để phát huy giá trị của Khu Di tích K9 trong giai đoạn mới, Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại K9.
Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện với một tinh thần trách nhiệm cao, công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay đã hoàn thành với chất lượng cao về nội dung tư tưởng, kỹ thuật, mỹ thuật; xứng tầm với giá trị của Khu Di tích K9.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh, đánh giá cao Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đơn vị góp tâm công đức; đơn vị tư vấn, thi công đã chủ động, tích cực triển khai xây dựng và hoàn thành công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo đảm chất lượng, tiến độ.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung triển khai thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn, tổ chức chu đáo việc đón tiếp khách thăm quan Khu Di tích K9 ngay sau khi khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thành phố Hà Nội, cán bộ và nhân dân huyện Ba Vì thường xuyên phối hợp, bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo Khu Di tích K9.
Các bộ, ban, ngành ở Trung ương, các địa phương và các cơ quan liên quan tiếp tục quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh triển khai hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ trong đề án “Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
“Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, chúng ta nguyện mãi mãi noi theo gương Bác, làm theo lời Bác, đi theo con đường cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các nước bạn bè trên thế giới”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu đã cắt băng khánh thành Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Bác và trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Khu Di tích K9./.
Kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Việt Nam tại các nước  (02/09/2015)
Kỷ niệm trọng thể 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9  (02/09/2015)
Lãnh đạo nhiều nước gửi Điện mừng 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  (02/09/2015)
Thư cảm ơn của Ban tổ chức cấp quốc gia kỷ niệm các ngày lễ lớn  (02/09/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Chủ tịch nước Lào và Phó Thủ tướng Campuchia  (02/09/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tưởng niệm Bác Hồ  (02/09/2015)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên