Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 24 đến 30-8-2015)
19:45, ngày 02-09-2015
TCCSĐT - Gần 100 bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được trưng bày tại Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”, kết quả cuộc họp Thường trực Chính phủ và một số bộ, ngành đánh giá về những biến động của kinh tế thế giới gần đây tác động đến nền kinh tế Việt Nam… là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.
Triển lãm gần 100 bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 24-8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức khai mạc triển lãm và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Triển lãm trưng bày nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và gần 100 bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; trong đó có 4 tập bản đồ (Atlas) và 30 bản đồ do Nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử chỉ rõ Trung Quốc không quản lý 2 quần đảo này.
Trong triển lãm có trưng bày các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) liên quan đến việc khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo trên; Các tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 cũng đề cập rõ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Triển lãm còn trưng bày hình ảnh, tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ những năm 1930 đến khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 19-01-1974…
Triển lãm được tổ chức tại 2 địa điểm là thành phố Vũng Tàu từ ngày 24 đến 26-8 và huyện Côn Đảo từ ngày 25 đến 29-8. Sau triển lãm, toàn bộ hình ảnh, tư liệu sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tiếp tục giới thiệu đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng: Không thay đổi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Chiều 25-8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ và một số bộ, ngành đánh giá về những biến động của kinh tế thế giới gần đây tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
Báo cáo của các bộ, ngành chức năng đã tập trung phân tích tình hình, đưa ra các đánh giá và kiến nghị liên quan vấn đề giá dầu thế giới giảm mạnh, diễn biến bất thường của các thị trường chứng khoán trên thế giới, những điều chỉnh của dòng vốn quốc tế sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và việc điều chỉnh chính sách tỷ giá của nhiều nước trên thế giới. Cùng với đó, kinh tế thế giới có thêm những dấu hiệu khó khăn, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi giảm sút, trong đó có Trung Quốc - nền kinh tế quy mô lớn thứ 2 thế giới.
Phân tích và nhận định về những diễn biến trên cũng như những tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành chức năng và phát biểu của các Phó Thủ tướng Chính phủ đều cho rằng, phản ứng chính sách và những giải pháp bước đầu đưa ra vừa qua là kịp thời, phù hợp; tuy nhiên diễn biến khó lường của kinh tế thế giới đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phân tích, đánh giá đầy đủ, nhận định và thông tin chính xác để từ đó đưa ra các giải pháp, đối sách một cách chủ động, kịp thời, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực và khai thác tốt nhất các mặt thuận lợi.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các bộ, ngành chức năng đã bám sát diễn biến tình hình, chủ động phối hợp và kiến nghị các chính sách kịp thời, phù hợp. Thủ tướng khẳng định: Qua những diễn biến vừa qua cũng như đánh giá của các bộ, cơ quan chức năng, có thể nói chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô hay buộc chúng ta phải điều chỉnh mục tiêu.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, những diễn biến còn hết sức khó lường của kinh tế khu vực và thế giới đều tác động đến Việt Nam. Do vậy, các bộ, ngành chức năng không được chủ quan, tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình, phân tích, dự báo, đưa ra các giải pháp, đối sách kịp thời, phù hợp, kể cả trong những tình huống xấu nhất. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành kiên định các mục tiêu điều hành đã đề ra, trong đó lấy ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu cao nhất. Không thay đổi các chỉ tiêu như tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát, thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu…
Chủ tịch nước gặp mặt 100 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy
Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chiều 27-8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp mặt thân mật 100 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, đại diện cho hàng nghìn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy qua các thời kỳ hiện đang sinh sống tại Thủ đô Hà Nội.
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập, thống nhất, hàng triệu người con ưu tú đã hiến dâng tuổi xuân cho Tổ quốc, hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, bị tra tấn dã man trong 14 nhà tù của địch nhưng vẫn kiên trung, một lòng với nước với dân, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Trở về sau chiến tranh, những chiến sĩ ấy vẫn tiếp tục đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
100 đại biểu dự buổi gặp mặt hầu hết đã ở tuổi xưa nay hiếm, người cao tuổi nhất đã ở tuổi 100, người ít tuổi nhất là 64 tuổi. Xúc động khi gặp những đồng chí, đồng đội từng trải qua những năm tháng gian khổ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Đảng, Nhà nước không bao giờ quên sự đóng góp to lớn của quân và dân ta, trong đó có các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Đảng và Nhà nước luôn kiên định mục tiêu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đẩy mạnh công tác chống suy thoái, tham nhũng, lãng phí,... nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Chủ tịch nước cũng mong muốn, các đại biểu tiếp tục nêu gương sáng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ noi theo.
Ngành ngoại giao đón nhận Huân chương Sao Vàng lần thứ hai
Tại Hà Nội, ngày 27-8, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành ngoại giao (28-8-1945 - 28-8-2015) và đón nhận Huân chương Sao Vàng lần thứ hai.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng ngành ngoại giao được trao tặng Huân chương Sao Vàng lần thứ hai - phần thưởng cao quý nhất thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to lớn của ngành vào sự nghiệp chung của dân tộc. Chủ tịch nước khẳng định 70 năm xây dựng và phát triển đất nước cũng là 70 năm ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, cùng với các mặt trận quốc phòng - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội, phục vụ đắc lực cho các sứ mệnh cách mạng cao cả.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gắn Huân chương Sao Vàng lên cờ truyền thống của Bộ Ngoại giao và thực hiện nghi thức trao thưởng Huân chương Sao Vàng cho Bộ Ngoại giao, ghi nhận những thành tựu ngành ngoại giao đạt được trong suốt chặng đường vừa qua.
Thay mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các thế hệ của ngành ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh phát biểu cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, nhân dân và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành cho ngành ngoại giao. Việc trao tặng Huân chương Sao Vàng lần thứ hai cho Bộ Ngoại giao là sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên ngành ngoại giao trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 70 năm qua.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định nhận thức rõ nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh quang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong giai đoạn mới, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên ngành ngoại giao quyết tâm phát huy truyền thống vẻ vang của 70 năm trưởng thành và phát triển, tiếp tục lập nhiều thành tích xuất sắc, viết tiếp những trang sử hào hùng của nền ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lực lượng Cảnh sát Biển đón nhận danh hiệu Anh hùng
Sáng 28-8, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 17 năm Ngày truyền thống (28-8-1998 – 28-8-2015) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.
Cách đây 17 năm, để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trên biển và thềm lục địa của đất nước, ngày 28-8-1998, Cục Cảnh sát biển (nay là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) đã được thành lập. Từ đó, ngày 28-8 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận, biểu dương những cố gắng và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong 17 năm qua. Chủ tịch nước tin tưởng, với truyền thống “Kiên quyết dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật”, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nỗ lực phấn đấu, vươn lên, lập nhiều thành tích mới, tô thắm thêm truyền thống được hun đúc qua 17 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành; xứng đáng với phần thưởng cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới và niềm tin yêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã dành cho.
Công bố quyết định đặc xá cho gần 18.300 phạm nhân dịp 02-9
Ngày 28-8, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá năm 2015 của Chủ tịch nước cho những phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù và những phạm nhân đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được đặc xá theo quy định của pháp luật nhân dịp 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Sau quá trình xét, việc thực hiện Quyết định đặc xá bảo đảm chặt chẽ, công khai, công bằng, minh bạch và dân chủ, Chủ tịch nước đã ký Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 18.298 phạm nhân đang chấp hành án tù có đủ điều kiện được hưởng đặc xá. Chủ tịch nước cũng đã ký Quyết định đặc xá cho 225 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù và 16 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện được hưởng đặc xá. Các Quyết định này có hiệu lực từ ngày 31-8.
Đặc xá nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 một lần nữa tiếp tục khẳng định chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Đặc xá cũng là sự ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định của phạm nhân; là kết quả của quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án, gia đình, các cơ quan có liên quan và toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách hình sự. Cũng như những lần trước đây, quá trình xét, Quyết định đặc xá năm 2015 được thực hiện chặt chẽ, công khai, công bằng, chính xác, bảo đảm dân chủ.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, trong đợt đặc xá dịp 02-9 năm nay, có 34 phạm nhân thuộc 7 quốc tịch nước ngoài được hưởng quyết định đặc xá của Chủ tịch nước (bao gồm: 6 phạm nhân quốc tịch Lào, 1 phạm nhân quốc tịch Campuchia, 1 phạm nhân quốc tịch Thái Lan, 2 phạm nhân quốc tịch Australia, 16 phạm nhân quốc tịch Trung Quốc, 6 phạm nhân quốc tịch Malaysia, 2 phạm nhân quốc tịch Philippines).
Trong số phạm nhân được đặc xá trong đợt này có 1.449 tội phạm về ma túy; 2.188 phạm nhân phạm tội giết người; 1.365 phạm nhân phạm tội hiếp dâm; 2.651 phạm nhân phạm các tội cướp và cướp giật tài sản; 505 phạm nhân phạm tội trộm cắp tài sản; 512 phạm nhân liên quan đến tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; 325 phạm nhân về các tội liên quan đến chức vụ; hơn 9.000 phạm nhân phạm các tội hình sự khác. Đợt đặc xá lần này không có phạm nhân về các tội xâm phạm an ninh quốc gia được Quyết định đặc xá.
Ban tổ chức cho biết, sáng 31-8, các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn cả nước sẽ đồng loạt công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước. Hội đồng Tư vấn đặc xá đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố, các địa phương bố trí phương tiện, nhu yếu phẩm, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các phạm nhân được đặc xá trở về đoàn tụ với gia đình, quê hương đón Quốc khánh 2-9.
Hàng nghìn thanh niên tham gia Ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi”
Ngày 29-8-2015, Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi” đã diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên với chuỗi các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa, thu hút hàng ngàn bạn trẻ tham gia. Ngày hội này nằm trong chuỗi các hoạt động của tuổi trẻ thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Chương trình do Hội Liên hiệp thanh niên và Hội Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Ngày hội với chuỗi các hoạt động ý nghĩa, là dịp để giới trẻ thể hiện tình yêu với Tổ quốc, khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng và phát triển đất nước. Điểm nổi bật nhất của Ngày hội là chương trình đồng diễn với sự tham gia của 2.000 bạn trẻ trên nền nhạc bài hát "Đến với con người Việt Nam tôi."
Trong khuôn khổ hoạt động Ngày hội, tối 29-8 sẽ diễn ra vòng chung kết Liên hoan hợp xướng “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với sự tranh tài của 7 đội thi. Các tiết mục tham gia Liên hoan tập trung ca ngợi truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc qua các ca khúc sử ca Việt Nam; ca ngợi truyền thống cách mạng của nhân dân, của Đảng, của Bác Hồ trong đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và giữ vững độc lập, chủ quyền của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập hiện nay; các ca khúc về biển đảo quê hương, về tuổi trẻ và khát vọng của thanh niên./.
Ngày 24-8, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức khai mạc triển lãm và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Triển lãm trưng bày nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và gần 100 bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; trong đó có 4 tập bản đồ (Atlas) và 30 bản đồ do Nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử chỉ rõ Trung Quốc không quản lý 2 quần đảo này.
Trong triển lãm có trưng bày các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) liên quan đến việc khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo trên; Các tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 cũng đề cập rõ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Triển lãm còn trưng bày hình ảnh, tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ những năm 1930 đến khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 19-01-1974…
Triển lãm được tổ chức tại 2 địa điểm là thành phố Vũng Tàu từ ngày 24 đến 26-8 và huyện Côn Đảo từ ngày 25 đến 29-8. Sau triển lãm, toàn bộ hình ảnh, tư liệu sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tiếp tục giới thiệu đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng: Không thay đổi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Chiều 25-8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ và một số bộ, ngành đánh giá về những biến động của kinh tế thế giới gần đây tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
Báo cáo của các bộ, ngành chức năng đã tập trung phân tích tình hình, đưa ra các đánh giá và kiến nghị liên quan vấn đề giá dầu thế giới giảm mạnh, diễn biến bất thường của các thị trường chứng khoán trên thế giới, những điều chỉnh của dòng vốn quốc tế sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và việc điều chỉnh chính sách tỷ giá của nhiều nước trên thế giới. Cùng với đó, kinh tế thế giới có thêm những dấu hiệu khó khăn, tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi giảm sút, trong đó có Trung Quốc - nền kinh tế quy mô lớn thứ 2 thế giới.
Phân tích và nhận định về những diễn biến trên cũng như những tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, ý kiến của lãnh đạo các bộ, ngành chức năng và phát biểu của các Phó Thủ tướng Chính phủ đều cho rằng, phản ứng chính sách và những giải pháp bước đầu đưa ra vừa qua là kịp thời, phù hợp; tuy nhiên diễn biến khó lường của kinh tế thế giới đòi hỏi phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phân tích, đánh giá đầy đủ, nhận định và thông tin chính xác để từ đó đưa ra các giải pháp, đối sách một cách chủ động, kịp thời, hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực và khai thác tốt nhất các mặt thuận lợi.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh các bộ, ngành chức năng đã bám sát diễn biến tình hình, chủ động phối hợp và kiến nghị các chính sách kịp thời, phù hợp. Thủ tướng khẳng định: Qua những diễn biến vừa qua cũng như đánh giá của các bộ, cơ quan chức năng, có thể nói chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô hay buộc chúng ta phải điều chỉnh mục tiêu.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, những diễn biến còn hết sức khó lường của kinh tế khu vực và thế giới đều tác động đến Việt Nam. Do vậy, các bộ, ngành chức năng không được chủ quan, tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình, phân tích, dự báo, đưa ra các giải pháp, đối sách kịp thời, phù hợp, kể cả trong những tình huống xấu nhất. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành kiên định các mục tiêu điều hành đã đề ra, trong đó lấy ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu cao nhất. Không thay đổi các chỉ tiêu như tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát, thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu…
Chủ tịch nước gặp mặt 100 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy
Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chiều 27-8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp mặt thân mật 100 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, đại diện cho hàng nghìn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy qua các thời kỳ hiện đang sinh sống tại Thủ đô Hà Nội.
Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ giành độc lập, thống nhất, hàng triệu người con ưu tú đã hiến dâng tuổi xuân cho Tổ quốc, hàng vạn chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy, bị tra tấn dã man trong 14 nhà tù của địch nhưng vẫn kiên trung, một lòng với nước với dân, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Trở về sau chiến tranh, những chiến sĩ ấy vẫn tiếp tục đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
100 đại biểu dự buổi gặp mặt hầu hết đã ở tuổi xưa nay hiếm, người cao tuổi nhất đã ở tuổi 100, người ít tuổi nhất là 64 tuổi. Xúc động khi gặp những đồng chí, đồng đội từng trải qua những năm tháng gian khổ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Đảng, Nhà nước không bao giờ quên sự đóng góp to lớn của quân và dân ta, trong đó có các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Đảng và Nhà nước luôn kiên định mục tiêu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đẩy mạnh công tác chống suy thoái, tham nhũng, lãng phí,... nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Chủ tịch nước cũng mong muốn, các đại biểu tiếp tục nêu gương sáng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ noi theo.
Ngành ngoại giao đón nhận Huân chương Sao Vàng lần thứ hai
Tại Hà Nội, ngày 27-8, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành ngoại giao (28-8-1945 - 28-8-2015) và đón nhận Huân chương Sao Vàng lần thứ hai.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng ngành ngoại giao được trao tặng Huân chương Sao Vàng lần thứ hai - phần thưởng cao quý nhất thể hiện sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to lớn của ngành vào sự nghiệp chung của dân tộc. Chủ tịch nước khẳng định 70 năm xây dựng và phát triển đất nước cũng là 70 năm ngoại giao Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, cùng với các mặt trận quốc phòng - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội, phục vụ đắc lực cho các sứ mệnh cách mạng cao cả.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gắn Huân chương Sao Vàng lên cờ truyền thống của Bộ Ngoại giao và thực hiện nghi thức trao thưởng Huân chương Sao Vàng cho Bộ Ngoại giao, ghi nhận những thành tựu ngành ngoại giao đạt được trong suốt chặng đường vừa qua.
Thay mặt toàn thể cán bộ, công chức, viên chức các thế hệ của ngành ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh phát biểu cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, nhân dân và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành cho ngành ngoại giao. Việc trao tặng Huân chương Sao Vàng lần thứ hai cho Bộ Ngoại giao là sự ghi nhận, đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên ngành ngoại giao trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 70 năm qua.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định nhận thức rõ nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh quang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó trong giai đoạn mới, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên ngành ngoại giao quyết tâm phát huy truyền thống vẻ vang của 70 năm trưởng thành và phát triển, tiếp tục lập nhiều thành tích xuất sắc, viết tiếp những trang sử hào hùng của nền ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Lực lượng Cảnh sát Biển đón nhận danh hiệu Anh hùng
Sáng 28-8, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 17 năm Ngày truyền thống (28-8-1998 – 28-8-2015) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới.
Cách đây 17 năm, để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trên biển và thềm lục địa của đất nước, ngày 28-8-1998, Cục Cảnh sát biển (nay là Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) đã được thành lập. Từ đó, ngày 28-8 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận, biểu dương những cố gắng và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trong 17 năm qua. Chủ tịch nước tin tưởng, với truyền thống “Kiên quyết dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật”, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, nỗ lực phấn đấu, vươn lên, lập nhiều thành tích mới, tô thắm thêm truyền thống được hun đúc qua 17 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành; xứng đáng với phần thưởng cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới và niềm tin yêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã dành cho.
Công bố quyết định đặc xá cho gần 18.300 phạm nhân dịp 02-9
Ngày 28-8, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá năm 2015 của Chủ tịch nước cho những phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù và những phạm nhân đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện được đặc xá theo quy định của pháp luật nhân dịp 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Sau quá trình xét, việc thực hiện Quyết định đặc xá bảo đảm chặt chẽ, công khai, công bằng, minh bạch và dân chủ, Chủ tịch nước đã ký Quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 18.298 phạm nhân đang chấp hành án tù có đủ điều kiện được hưởng đặc xá. Chủ tịch nước cũng đã ký Quyết định đặc xá cho 225 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù và 16 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện được hưởng đặc xá. Các Quyết định này có hiệu lực từ ngày 31-8.
Đặc xá nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 một lần nữa tiếp tục khẳng định chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và thể hiện truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội. Đặc xá cũng là sự ghi nhận kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định của phạm nhân; là kết quả của quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thi hành án, gia đình, các cơ quan có liên quan và toàn xã hội trong việc thực hiện chính sách hình sự. Cũng như những lần trước đây, quá trình xét, Quyết định đặc xá năm 2015 được thực hiện chặt chẽ, công khai, công bằng, chính xác, bảo đảm dân chủ.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương, trong đợt đặc xá dịp 02-9 năm nay, có 34 phạm nhân thuộc 7 quốc tịch nước ngoài được hưởng quyết định đặc xá của Chủ tịch nước (bao gồm: 6 phạm nhân quốc tịch Lào, 1 phạm nhân quốc tịch Campuchia, 1 phạm nhân quốc tịch Thái Lan, 2 phạm nhân quốc tịch Australia, 16 phạm nhân quốc tịch Trung Quốc, 6 phạm nhân quốc tịch Malaysia, 2 phạm nhân quốc tịch Philippines).
Trong số phạm nhân được đặc xá trong đợt này có 1.449 tội phạm về ma túy; 2.188 phạm nhân phạm tội giết người; 1.365 phạm nhân phạm tội hiếp dâm; 2.651 phạm nhân phạm các tội cướp và cướp giật tài sản; 505 phạm nhân phạm tội trộm cắp tài sản; 512 phạm nhân liên quan đến tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; 325 phạm nhân về các tội liên quan đến chức vụ; hơn 9.000 phạm nhân phạm các tội hình sự khác. Đợt đặc xá lần này không có phạm nhân về các tội xâm phạm an ninh quốc gia được Quyết định đặc xá.
Ban tổ chức cho biết, sáng 31-8, các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn cả nước sẽ đồng loạt công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước. Hội đồng Tư vấn đặc xá đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố, các địa phương bố trí phương tiện, nhu yếu phẩm, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các phạm nhân được đặc xá trở về đoàn tụ với gia đình, quê hương đón Quốc khánh 2-9.
Hàng nghìn thanh niên tham gia Ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi”
Ngày 29-8-2015, Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi” đã diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên với chuỗi các hoạt động sôi nổi, ý nghĩa, thu hút hàng ngàn bạn trẻ tham gia. Ngày hội này nằm trong chuỗi các hoạt động của tuổi trẻ thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9.
Chương trình do Hội Liên hiệp thanh niên và Hội Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Ngày hội với chuỗi các hoạt động ý nghĩa, là dịp để giới trẻ thể hiện tình yêu với Tổ quốc, khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xây dựng và phát triển đất nước. Điểm nổi bật nhất của Ngày hội là chương trình đồng diễn với sự tham gia của 2.000 bạn trẻ trên nền nhạc bài hát "Đến với con người Việt Nam tôi."
Trong khuôn khổ hoạt động Ngày hội, tối 29-8 sẽ diễn ra vòng chung kết Liên hoan hợp xướng “Tôi yêu Tổ quốc tôi” với sự tranh tài của 7 đội thi. Các tiết mục tham gia Liên hoan tập trung ca ngợi truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc qua các ca khúc sử ca Việt Nam; ca ngợi truyền thống cách mạng của nhân dân, của Đảng, của Bác Hồ trong đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và giữ vững độc lập, chủ quyền của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập hiện nay; các ca khúc về biển đảo quê hương, về tuổi trẻ và khát vọng của thanh niên./.
Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 8-2015  (02/09/2015)
Tổng thống Venezuela kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (02/09/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chiêu đãi tiệc kỷ niệm 70 năm Quốc khánh  (02/09/2015)
Truyền hình Nhân dân chính thức phát sóng  (02/09/2015)
Các nước gửi Điện mừng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh  (02/09/2015)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn chức sắc tôn giáo  (02/09/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên