Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 8-2015
Mở đầu buổi họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, trong hai ngày 31-8 và 01-9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2015. Chính phủ nghe, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2015, dự báo cả năm 2015 và định hướng năm 2016; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015, dự toán ngân sách nhà nước 2016; Báo cáo kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 8 tháng năm 2015 và một số nội dung quan trọng khác.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cùng lãnh đạo một số bộ, ngành chủ trì họp báo.
Tiếp đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành đã trả lời câu hỏi của các nhà báo.
Về đánh giá của Chính phủ đối với kỳ thi chung quốc gia và công tác tuyển sinh đại học năm nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nêu rõ, Chính phủ đánh giá cao tinh thần quyết tâm cải cách, đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kỳ thi đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, khắc phục được nhiều nhược điểm của các kỳ thi trước đây, hạn chế đáng kể chi phí của xã hội, giảm bớt phiền hà cho thí sinh. Tuy nhiên, có những việc, những khâu kỹ thuật không được tính toán, lường trước hoặc do mong muốn tạo thuận lợi nhất cho thí sinh mà không thấy hết những phức tạp phát sinh,… gây nên phiền hà nhất định cho một bộ phận thí sinh. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ có các giải pháp để khắc phục ngay trong đợt 2 kỳ tuyển sinh, đồng thời sớm tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm về toàn bộ kỳ thi. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã đứng ra nhận lỗi trước nhân dân và có các giải pháp tháo gỡ tích cực - Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Chấn chỉnh tình trạng lạm thu phí, thuế, lệ phí trong nhân dân, như trường hợp ở Hà Tĩnh, cũng được các nhà báo quan tâm. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết vụ việc đã được UBND tỉnh kiểm tra, báo cáo và đã chỉ đạo phải hoàn trả cho dân các khoản thu không đúng quy định. Cũng liên quan đến nội dung này, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết các khoản thu phí, lệ phí, thuế của ngân sách nhà nước được quy định chặt chẽ trong các văn bản quy phạm pháp luật (luật và các văn bản dưới luật), nếu thu không đúng thì phải hoàn trả. Các văn bản quy phạm pháp luật cũng luôn được Bộ Tài chính xem xét, rà soát, sửa đổi những bất hợp lý, đồng thời Bộ cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn tình trạng lạm thu gây bức xúc trong nhân dân.
Quang cảnh buổi họp báo.
Giá dầu liên tục giảm và việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ tác động đến kinh tế nước ta là vấn đề được nhiều nhà báo quan tâm. Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, ngay khi xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2015, chúng ta cũng có tính đến xu hướng giá dầu giảm, tuy nhiên chúng ta cũng thấy bất ngờ về tốc độ giảm của giá dầu cũng như việc phá giá nhân dân tệ. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức họp chuyên đề về các vấn đề này, đưa ra các giải pháp phù hợp. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tiếp tục theo dõi sát sao tình hình, tiên lượng các kịch bản, kể cả những kịch bản xấu. Thủ tướng đánh giá những biến động khó lường của kinh tế thế giới thời gian qua tác động không nhỏ tới Việt Nam trên cả 2 mặt đan xen, cả thuận lợi, cơ hội cũng như khó khăn, thách thức. “Bước đầu chúng ta đã ứng phó hiệu quả nhưng không được chủ quan. Phải bám sát tình hình, phản ứng chính xác, nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả; chủ động đưa ra những giải pháp chính sách nhằm hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực, khai thác tốt nhất các mặt thuận lợi. Phải làm sao biến thách thức thành cơ hội. Tinh thần là bám sát các mục tiêu đã đề ra, nỗ lực đạt kết quả cao nhất” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2015, thông cáo báo chí Văn phòng Chính phủ cho biết các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định tích cực, lạm phát thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 giảm 0,07%. Tín dụng đối với nền kinh tế đến ngày 20-8 tăng 9,3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng ước đạt gần 106 tỷ USD, tăng 9%. Thu ngân sách nhà nước đạt hơn 67% dự toán năm, tăng 7% so với cùng kỳ. Tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng hơn 30%; vốn thực hiện ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 7,6%. Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển tích cực; khu vực công nghiệp tăng mạnh, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng tăng 9,9%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng tăng hơn 10%, cho thấy sức mua tiếp tục phục hồi tích cực. Các chính sách an sinh xã hội, ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả.
Kết quả này tạo tiền đề thuận lợi để những tháng cuối năm, nếu không có gì đột biến, thì chúng ta có khả năng hoàn thành 14 chỉ tiêu năm 2015. Vì thế, hiện tại chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, cố gắng phấn đấu hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, lãnh đạo một số bộ, ngành còn trả lời các câu hỏi của nhà báo liên quan đến các vấn đề như kiến nghị giảm thuế xăng dầu, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp FDI trong ngành ô tô, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước,..../.
Tổng thống Venezuela kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (02/09/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chiêu đãi tiệc kỷ niệm 70 năm Quốc khánh  (02/09/2015)
Truyền hình Nhân dân chính thức phát sóng  (02/09/2015)
Các nước gửi Điện mừng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh  (02/09/2015)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn chức sắc tôn giáo  (02/09/2015)
Thủ tướng thăm nguyên Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh  (02/09/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên