Khởi công nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Quảng Ngãi
21:34, ngày 29-08-2015
Sáng 29-8-2015, nhà máy điện mặt trời đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) với công suất thiết kế 19,2 MW.
Tại lễ khởi công, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao ý nghĩa của dự án, tuy công suất không lớn nhưng đây là bước khởi đầu mở ra hướng phát triển đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch của đất nước.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nhu cầu năng lượng điện của nước ta vẫn đang rất lớn, tăng trưởng bình quân hằng năm đạt hơn 13%, nhưng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp. Vì vậy, việc phát triển đa dạng các nguồn năng lượng sơ cấp, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng nguồn vốn xã hội như nhà máy điện mặt trời ở Quảng Ngãi là hướng đi hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Phó Thủ tướng mong muốn Công ty CP Đầu tư xây dựng Thiên Tân (chủ đầu tư) và các đối tác Ấn Độ, Thái Lan tập trung nguồn lực triển khai xây dựng đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Phối hợp với địa phương trong quá trình thi công, vận hành, tuyển dụng và đào tạo lao động.
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng trên diện tích 24 ha, có công suất thiết kế 19,2 MW, áp dụng công nghệ quang điện mặt trời của Thái Lan với tổng vốn đầu tư 826 tỉ đồng. Công trình dự kiến hòa mạng điện lưới quốc gia vào giữa năm 2016.
Theo các chuyên gia năng lượng, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn thập kỷ qua khiến nhu cầu về điện năng tăng thêm khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, điện năng chủ yếu dựa vào nhiệt điện và thủy điện dù nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta được công nhận có tiềm năng lớn.
Hiện hầu hết lãnh thổ nước ta được hưởng hơn 2.000 giờ nắng hằng năm, với tổng năng lượng mặt trời bức xạ trên 1.200 Mcal/m2, trong đó khu vực thuận lợi nhất cho phát triển điện mặt trời là khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang. Các tính toán cho biết về dài hạn đến 2050, nước ta có thể phát triển nguồn năng lượng mặt trời cho phát điện với quy mô lớn, công suất lắp đặt có thể trên 20% tổng công suất nguồn.
Để khuyến khích phát triển điện mặt trời, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển dự kiến trình Chính phủ xem xét, ban hành vào cuối năm 2015, đầu năm 2016. Trong chiến lược phát triển năng lượng của Chính phủ, mục tiêu đề ra là năm nay năng lượng tái tạo chiếm 5% cơ cấu năng lượng và đạt 8% năm 2020./.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, nhu cầu năng lượng điện của nước ta vẫn đang rất lớn, tăng trưởng bình quân hằng năm đạt hơn 13%, nhưng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp. Vì vậy, việc phát triển đa dạng các nguồn năng lượng sơ cấp, đặc biệt là các nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng nguồn vốn xã hội như nhà máy điện mặt trời ở Quảng Ngãi là hướng đi hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Phó Thủ tướng mong muốn Công ty CP Đầu tư xây dựng Thiên Tân (chủ đầu tư) và các đối tác Ấn Độ, Thái Lan tập trung nguồn lực triển khai xây dựng đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Phối hợp với địa phương trong quá trình thi công, vận hành, tuyển dụng và đào tạo lao động.
Nhà máy điện mặt trời được xây dựng trên diện tích 24 ha, có công suất thiết kế 19,2 MW, áp dụng công nghệ quang điện mặt trời của Thái Lan với tổng vốn đầu tư 826 tỉ đồng. Công trình dự kiến hòa mạng điện lưới quốc gia vào giữa năm 2016.
Theo các chuyên gia năng lượng, sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong hơn thập kỷ qua khiến nhu cầu về điện năng tăng thêm khoảng 15% mỗi năm. Tuy nhiên, điện năng chủ yếu dựa vào nhiệt điện và thủy điện dù nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta được công nhận có tiềm năng lớn.
Hiện hầu hết lãnh thổ nước ta được hưởng hơn 2.000 giờ nắng hằng năm, với tổng năng lượng mặt trời bức xạ trên 1.200 Mcal/m2, trong đó khu vực thuận lợi nhất cho phát triển điện mặt trời là khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang. Các tính toán cho biết về dài hạn đến 2050, nước ta có thể phát triển nguồn năng lượng mặt trời cho phát điện với quy mô lớn, công suất lắp đặt có thể trên 20% tổng công suất nguồn.
Để khuyến khích phát triển điện mặt trời, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển dự kiến trình Chính phủ xem xét, ban hành vào cuối năm 2015, đầu năm 2016. Trong chiến lược phát triển năng lượng của Chính phủ, mục tiêu đề ra là năm nay năng lượng tái tạo chiếm 5% cơ cấu năng lượng và đạt 8% năm 2020./.
Kỷ niệm 40 năm ngày Thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Đại hội Thi đua yêu nước ngành dầu khí lần thứ IV  (29/08/2015)
Triển lãm “Đổi mới, hội nhập và phát triển"  (29/08/2015)
Tổng tài sản VietinBank tăng gần 15% trong 6 tháng đầu năm  (29/08/2015)
Tổng tài sản VietinBank tăng gần 15% trong 6 tháng đầu năm  (29/08/2015)
Công bố quyết định đặc xá cho gần 18.300 phạm nhân dịp 02-9  (28/08/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên