Thủ tướng đôn đốc tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Song song với việc bảo đảm tiến độ xây dựng các luật, pháp lệnh và văn bản quy định chi tiết, các bộ, ngành cần đặc biệt chú ý tới công tác phối hợp, tới chất lượng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi của các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu này tại phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật của Chính phủ diễn ra trong 2 ngày (27-7 và 28-7).
Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong 6 tháng đầu năm 2015, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015.
Báo cáo về Chương trình này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết trong 6 tháng đầu năm 2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt công tác soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết.
Chính phủ đã ban hành 6 nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 Quyết định phân công và 2 văn bản để chỉ đạo, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành.
Về cơ bản, các dự án luật, pháp lệnh đều được trình Quốc hội đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng. Các văn bản quy định chi tiết được ban hành cơ bản bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, khả thi,…
Trong 6 tháng đầu năm 2015, các bộ, cơ quan ngang bộ phải trình Chính phủ 21 dự án luật, pháp lệnh. Kết quả, có 5 dự án đã được Chính phủ cho ý kiến, thông qua; 11 dự án được Chính phủ cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề tháng 7; 1 dự án trình Chính phủ cho ý kiến về định hướng lớn; 1 dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16-12-2013 về việc ban hành biểu mức thuế suất thuế tài nguyên đã được gửi Phiếu xin ý kiến thành viên Chính phủ trong tháng 7.
Có 3 dự án xin lùi thời hạn trình gồm: Luật Báo chí (sửa đổi), Luật Biểu tình, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
Về văn bản quy định chi tiết, trong 6 tháng đầu năm 2015, các bộ, cơ quan ngang bộ cũng đã tích cực triển khai nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền.
Theo yêu cầu, các bộ, cơ quan ngang bộ phải trình 178 văn bản, gồm 155 văn bản nợ đọng quy định chi tiết 34 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và 23 văn bản quy định chi tiết 4 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2016.
Tuy nhiên đối với 155 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực thì đến nay, mới ban hành được 53/155 văn bản, đạt 34,19%.
Đối với 23 văn bản quy định chi tiết 4 luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2016, hiện các bộ, cơ quan ngang bộ đang tích cực nghiên cứu soạn thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành, bảm đảm có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật.
Về nội dung trên, bên cạnh khẳng định những mặt đạt được trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra nhiều hạn chế liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, trong đó có việc phải điều chỉnh Chương trình; xin lùi một số dự án luật; trong số 155 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực đến nay mới chỉ ban hành được 53 văn bản, số lượng văn bản quy định chi tiết nợ đọng còn rất lớn;…
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2015, trong đó có trình Chính phủ xem xét, thông qua 3 dự án luật, pháp lệnh để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là dự án Luật về Hội, dự án Luật Báo chí (sửa đổi), dự án Pháp lệnh Quản lý thị trường.
Cùng với đó là tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Quốc hội chỉnh lý các dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 và chuẩn bị các dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 tới đây; tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết.
"Đối với 155 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực, đến nay, mới ban hành được 53 văn bản, còn tới 102 văn bản, nếu vậy sẽ không bảm đảm được tính hiệu lực, hiệu quả của pháp luật. Do đó, phải tập trung để làm, phải làm càng sớm càng tốt và tôi cũng đã có yêu cầu phải trình trong tháng 9 này rồi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đôn đốc.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, song song với việc bảo đảm tiến độ xây dựng các luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết, các Bộ, ngành cần đặc biệt chú ý tới công tác phối hợp, tới chất lượng, tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi của các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy định chi tiết.
“Các đồng chí Bộ trưởng phải hết sức quan tâm trong phối hợp, phải phối hợp cho thật tốt; cái gì thấy khó thì phải báo cáo ngay với Chính phủ để xử lý. Phải khắc phục tình trạng cử cán bộ đi phối hợp, có ý kiến phối hợp xong rồi, khi trình Chính phủ lại có ý kiến khác. Mục đích là để làm cho nhanh, cho chất lượng”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt khâu thẩm định, thẩm tra; nhấn mạnh yêu cầu phải thẩm định, thẩm tra tốt để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi của các dự án luật, pháp lệnh cũng như các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh.
Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận 9 dự án luật, pháp lệnh và Báo cáo về công tác tổ chức, triển khai Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2014./.
ASEAN luôn là ưu tiên hàng đầu trong tiến trình hội nhập của Việt Nam  (28/07/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt đoàn đại biểu công đoàn Công an nhân dân và Quân đội nhân dân  (28/07/2015)
Giao lưu hữu nghị truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào  (28/07/2015)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay