ASEAN luôn là ưu tiên hàng đầu trong tiến trình hội nhập của Việt Nam
“20 năm qua, ASEAN luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam”. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định như vậy tại Lễ kỷ niệm 20 năm Việt Nam tham gia ASEAN (28-7-1995 – 28-7-2015) và 40 năm thành lập ASEAN (08-8-1967 – 08-8-2015) diễn ra tối 28-7 tại Hà Nội.
Tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Lương Minh - Tổng Thư ký ASEAN, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam cùng các vị nguyên lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ, năm nay, ASEAN tự hào sẽ trở thành cộng đồng đầu tiên được hình thành ở khu vực châu Á. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với khu vực cũng như từng quốc gia thành viên, phản ánh sự trưởng thành và lớn mạnh của Hiệp hội.
“Với ba trụ cột về chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, ASEAN sẽ hiện thực hóa giấc mơ về một cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội, có quan hệ rộng mở với bên ngoài, hoạt động theo luật lệ và lấy người dân làm trung tâm”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, ASEAN đã dần đưa Đông Nam Á từ một khu vực bị chia rẽ bởi đối đầu và nghi kỵ trở thành điểm sáng về hợp tác hữu nghị, đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung là hòa bình, hợp tác và phát triển. ASEAN đã và đang là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm môi trường hòa bình và ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
“Thành công của ASEAN mách bảo chúng ta rằng, với thiện chí và quyết tâm hợp tác, chúng ta không những có thể thay đổi vận mệnh của chính mình mà còn góp phần định hình tương lai toàn khu vực. Đứng riêng lẻ, các nước thành viên ASEAN chỉ là những quốc gia vừa và nhỏ. Tập hợp lại, ASEAN là một cộng đồng với 600 triệu dân, có tổng GDP đứng thứ bảy và lực lượng lao động dồi dào đứng thứ ba thế giới”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Bên cạnh việc nêu bật những thành tựu đã đạt được, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng chỉ rõ, thành công của 48 năm qua không mặc nhiên bảo đảm cho ASEAN một tương lai chỉ toàn màu hồng. Cộng đồng ASEAN sẽ là dấu mốc lịch sử, nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu chứ chưa phải là đích cuối. Liên kết ASEAN và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực là một tiến trình phát triển liên tục. Để duy trì động lực cho quá trình đó, đoàn kết ASEAN là nhân tố sống còn.
Nhìn lại chặng đường Việt Nam tham gia ASEAN trong thời gian qua và định hướng cho những bước đi trong thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn là thành viên tích cực của ASEAN. Việt Nam đã có những đóng góp to lớn vào việc xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình.
“Đứng dưới mái nhà chung của ASEAN, chúng tôi luôn nhận thức rõ ASEAN có đoàn kết, phát huy thế mạnh thì từng thành viên, trong đó có Việt Nam mới vững mạnh. Với tinh thần đó, trong giai đoạn phát triển mới của ASEAN, Việt Nam quyết tâm tập trung các nguồn lực, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để cùng các nước thành viên xây dựng cộng đồng ASEAN ngày càng mạnh mẽ, đoàn kết, tăng cường hơn nữa quan hệ với các đối tác vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Tại buổi lễ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Indonesia tại Việt Nam, ngài Mayerfas đã đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp không mệt mỏi của Việt Nam để ASEAN có uy tín và khả năng thích ứng mạnh mẽ như hiện nay.
Ngài Mayerfas cho biết, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia Ali Alatas đã coi việc Việt Nam trở thành thành viên là một sự kiện có tính động lực cho ASEAN, giúp Hiệp hội mở rộng nỗ lực xây dựng hòa bình và an ninh cho Đông Nam Á ở quy mô rộng lớn hơn.
“Suốt 20 năm qua, chúng ta đã hợp tác chặt chẽ, tay trong tay thúc đẩy xây dựng một khu vực vì hòa bình và an ninh. Trong 20 năm qua, chúng ta cùng phát triển phúc lợi của người dân và hình thành ý thức cộng đồng giữa người dân các nước. Trong 20 năm qua, chúng ta đã tận dụng thành công những tiềm năng to lớn và nguồn tài nguyên phong phú để đạt được các mục tiêu mà những người sáng lập ASEAN đã đặt ra”, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam nhấn mạnh./.
Chủ tịch nước gặp mặt đoàn đại biểu công đoàn Công an nhân dân và Quân đội nhân dân  (28/07/2015)
Giao lưu hữu nghị truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào  (28/07/2015)
“Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam - Truyền thống hào hùng, chiến thắng vẻ vang”  (28/07/2015)
Nâng cao tính hấp dẫn của Tạp chí Cộng sản điện tử  (28/07/2015)
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đạo đức cán bộ, công chức, viên chức nhà nước  (28/07/2015)
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đạo đức cán bộ, công chức, viên chức nhà nước  (28/07/2015)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay