Lãnh đạo nhiều nước nhất trí với các bước ngừng bắn
21:48, ngày 17-02-2015
TCCSĐT - Ngày 17-02-2015, Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin và Tổng thống U-crai-na Pi-ốt Pô-rô-sen-cô đã nhất trí về các bước đi cụ thể nhằm cho phép Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thực hiện giám sát tình hình tại miền Đông U-crai-na theo thỏa thuận ngừng bắn mong manh mà các bên vừa nhất trí tại thủ đô Min-xcơ (Minsk) của Bê-la-rút.
Sau cuộc điện đàm giữa 03 nhà lãnh đạo, Người phát ngôn của Chính phủ Đức Xtê-phan Xai-bớc (Steffen Seibert) cho biết: "Thủ tướng Đức và Tổng thống U-crai-na đã kêu gọi Tổng thống Nga dùng ảnh hưởng của mình đối với lực lượng ly khai để thực thi lệnh ngừng bắn. Hơn nữa, việc rút các vũ khí hạng nặng sẽ được bắt đầu trong ngày 17-02 theo thỏa thuận đạt được tại Min-xcơ."
Hôm 12-02 vừa qua, lãnh đạo 4 nước trong nhóm "Bộ tứ Normandie" gồm Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin, Tổng thống U-crai-na Pi-ốt Pô-rô-sen-cô, Tổng thống Pháp Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ và Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken đã ký Tuyên bố chung dài 4 trang về giải pháp tổng thể dài hạn cho vấn đề U-crai-na, trong đó có điều khoản nhất trí hoàn toàn với Giải pháp tổng thể do “Nhóm tiếp xúc về U-crai-na” ký cùng ngày ở thủ đô Min-xcơ của Bê-la-rút.
Giải pháp tổng thể quy định rõ các bên xung đột ở U-crai-na phải thực thi ngừng bắn kể từ 0 giờ 00 ngày 15-02 theo giờ Ki-ép (05 giờ 00 cùng ngày ở Việt Nam) và rút các vũ khí hạng nặng khỏi khu vực xung đột Đôn-bát (Donbass) trong vòng 14 ngày kể từ 02 ngày sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.
Giải pháp tổng thể cũng đưa ra các bước chính trị dài hạn tiếp theo cho U-crai-na như cải cách hiến pháp theo hướng có tính tới quyền của người dân Đôn-bát, phân định ranh giới dựa trên cơ sở thống nhất với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông, thực thi các vấn đề nhân đạo cũng như áp dụng luật quy chế đặc biệt cho hai vùng Đô-nhét-xcơ (Donetsk) và Lu-gan-xcơ (Lugansk).
Cả hai văn kiện trên được coi là một bước tiến lớn cho tiến trình tìm kiếm nền hòa bình lâu dài cho U-crai-na sau hơn 10 tháng xung đột ở miền Đông (kể từ tháng 4-2014) làm hơn 5.400 người thiệt mạng và hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Trước đó, lãnh đạo các nước Mỹ, EU cũng đã hối thúc các bên "lập tức" ngừng bắn tại U-crai-na. Ngày 16-02-2015, Mỹ đã hối thúc Nga và lực lượng ly khai U-crai-na do Mát-xcơ-va hậu thuẫn "ngay lập tức" ngừng các vụ tấn công ở miền Đông quốc gia Đông Âu này, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng vi phạm lệnh ngừng bắn.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Gien Pxa-ki (Jen Psaki) trong một tuyên bố nêu rõ: "Mỹ vô cùng quan ngại về tình hình ngày càng xấu đi ở trong và xung quanh khu vực Đê-ban-xê-vô (Debaltsevo), miền Đông U-crai-na. Chúng tôi kêu gọi Nga và phe ly khai mà nước này hậu thuẫn ngay lập tức ngừng tất cả các vụ tấn công".
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cũng kêu gọi thực thi đầy đủ lệnh ngừng bắn khó khăn lắm mới đạt được tại U-crai-na, đồng thời khẳng định "cần phải ngừng bắn". Nữ phát ngôn viên Ủy ban châu Âu, Ma-gia Cô-xi-gian-xích (Maja Kocijancic) nói: "Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ việc thực thi thỏa thuận Min-xcơ, dường như đang được đảm bảo thực hiện rộng rãi ngoại trừ một số vụ việc".
Theo thông tin từ Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, Tổng thống nước này Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ , Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken và Tổng thống U-crai-na Pi-ốt Pô-rô-sen-cô cho rằng, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại châu Âu phải được phép "tự do tiếp cận" để thực hiện công việc của họ tại miền Đông U-crai-na.
Trước đó, Ki-ép đã bác một đề xuất của lực lượng ly khai nhằm tạo một hành lang an toàn cho quân chính phủ rút khỏi thị trấn Đê-ban-xê-vô đang bị bao vây ở miền Đông, hiện đang là trung tâm của các cuộc giao tranh dữ dội bất chấp thỏa thuận ngừng bắn vừa có hiệu lực. Người phát ngôn Quân đội U-crai-na Vla-đi-xláp Xê-lê-ni-ốp (Vladislav Seleznyov) cho biết, theo thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được tại Min-xcơ hồi tuần trước, thị trấn này nằm trong vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của U-crai-na.
Chiến dịch truy quét các binh sỹ U-crai-na đang cố thủ trong thành phố Đê-ban-xê-vô là trải nghiệm chưa từng có trong lịch sử các trận chiến ở Đôn-bát. Đây là chiến dịch phối hợp đầu tiên của dân quân Cộng hòa Nhân dân Đô-nhét-xcơ (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lu-gan-xcơ (LPR) tự xưng nhằm tước vũ khí của binh sỹ và lực lượng Cảnh vệ Quốc gia U-crai-na trong bối cảnh quân đội Ki-ép nã pháo và súng cối từ các khu vực mà họ còn kiểm soát.
Một số binh sỹ U-crai-na ra hàng cho hay họ vẫn chưa biết lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Binh sỹ Trung đoàn đặc nhiệm số 8 của quân đội U-crai-na đã ra hàng ở Đê-ban-xê-vô, trong khi các sỹ quan và binh sỹ Lữ đoàn bảo vệ Bộ Tổng Tham mưu U-crai-na cũng tự ra hàng vì đói, rét và cạn kiệt đạn dược. Trong vòng 01 giờ đã có 09 binh sỹ U-crai-na ra hàng, một số bị thương nặng và phải viện tới sự trợ giúp của dân quân.
Chính quyền Ki-ép cho đến nay vẫn chưa thừa nhận sự tồn tại của "chảo lửa" Đê-ban-xê-vô. Theo truyền thông phương Tây, quan điểm này của Ki-ép đã gây khó khăn cho các cuộc đàm phán của nhóm “Bộ tứ Normandie” ở Min-xcơ mới đây./.
Hôm 12-02 vừa qua, lãnh đạo 4 nước trong nhóm "Bộ tứ Normandie" gồm Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin, Tổng thống U-crai-na Pi-ốt Pô-rô-sen-cô, Tổng thống Pháp Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ và Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken đã ký Tuyên bố chung dài 4 trang về giải pháp tổng thể dài hạn cho vấn đề U-crai-na, trong đó có điều khoản nhất trí hoàn toàn với Giải pháp tổng thể do “Nhóm tiếp xúc về U-crai-na” ký cùng ngày ở thủ đô Min-xcơ của Bê-la-rút.
Giải pháp tổng thể quy định rõ các bên xung đột ở U-crai-na phải thực thi ngừng bắn kể từ 0 giờ 00 ngày 15-02 theo giờ Ki-ép (05 giờ 00 cùng ngày ở Việt Nam) và rút các vũ khí hạng nặng khỏi khu vực xung đột Đôn-bát (Donbass) trong vòng 14 ngày kể từ 02 ngày sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.
Giải pháp tổng thể cũng đưa ra các bước chính trị dài hạn tiếp theo cho U-crai-na như cải cách hiến pháp theo hướng có tính tới quyền của người dân Đôn-bát, phân định ranh giới dựa trên cơ sở thống nhất với lực lượng đòi độc lập ở miền Đông, thực thi các vấn đề nhân đạo cũng như áp dụng luật quy chế đặc biệt cho hai vùng Đô-nhét-xcơ (Donetsk) và Lu-gan-xcơ (Lugansk).
Cả hai văn kiện trên được coi là một bước tiến lớn cho tiến trình tìm kiếm nền hòa bình lâu dài cho U-crai-na sau hơn 10 tháng xung đột ở miền Đông (kể từ tháng 4-2014) làm hơn 5.400 người thiệt mạng và hơn một triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Trước đó, lãnh đạo các nước Mỹ, EU cũng đã hối thúc các bên "lập tức" ngừng bắn tại U-crai-na. Ngày 16-02-2015, Mỹ đã hối thúc Nga và lực lượng ly khai U-crai-na do Mát-xcơ-va hậu thuẫn "ngay lập tức" ngừng các vụ tấn công ở miền Đông quốc gia Đông Âu này, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng vi phạm lệnh ngừng bắn.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Gien Pxa-ki (Jen Psaki) trong một tuyên bố nêu rõ: "Mỹ vô cùng quan ngại về tình hình ngày càng xấu đi ở trong và xung quanh khu vực Đê-ban-xê-vô (Debaltsevo), miền Đông U-crai-na. Chúng tôi kêu gọi Nga và phe ly khai mà nước này hậu thuẫn ngay lập tức ngừng tất cả các vụ tấn công".
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cũng kêu gọi thực thi đầy đủ lệnh ngừng bắn khó khăn lắm mới đạt được tại U-crai-na, đồng thời khẳng định "cần phải ngừng bắn". Nữ phát ngôn viên Ủy ban châu Âu, Ma-gia Cô-xi-gian-xích (Maja Kocijancic) nói: "Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ việc thực thi thỏa thuận Min-xcơ, dường như đang được đảm bảo thực hiện rộng rãi ngoại trừ một số vụ việc".
Theo thông tin từ Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, Tổng thống nước này Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ , Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken và Tổng thống U-crai-na Pi-ốt Pô-rô-sen-cô cho rằng, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại châu Âu phải được phép "tự do tiếp cận" để thực hiện công việc của họ tại miền Đông U-crai-na.
Trước đó, Ki-ép đã bác một đề xuất của lực lượng ly khai nhằm tạo một hành lang an toàn cho quân chính phủ rút khỏi thị trấn Đê-ban-xê-vô đang bị bao vây ở miền Đông, hiện đang là trung tâm của các cuộc giao tranh dữ dội bất chấp thỏa thuận ngừng bắn vừa có hiệu lực. Người phát ngôn Quân đội U-crai-na Vla-đi-xláp Xê-lê-ni-ốp (Vladislav Seleznyov) cho biết, theo thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được tại Min-xcơ hồi tuần trước, thị trấn này nằm trong vùng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của U-crai-na.
Chiến dịch truy quét các binh sỹ U-crai-na đang cố thủ trong thành phố Đê-ban-xê-vô là trải nghiệm chưa từng có trong lịch sử các trận chiến ở Đôn-bát. Đây là chiến dịch phối hợp đầu tiên của dân quân Cộng hòa Nhân dân Đô-nhét-xcơ (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lu-gan-xcơ (LPR) tự xưng nhằm tước vũ khí của binh sỹ và lực lượng Cảnh vệ Quốc gia U-crai-na trong bối cảnh quân đội Ki-ép nã pháo và súng cối từ các khu vực mà họ còn kiểm soát.
Một số binh sỹ U-crai-na ra hàng cho hay họ vẫn chưa biết lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Binh sỹ Trung đoàn đặc nhiệm số 8 của quân đội U-crai-na đã ra hàng ở Đê-ban-xê-vô, trong khi các sỹ quan và binh sỹ Lữ đoàn bảo vệ Bộ Tổng Tham mưu U-crai-na cũng tự ra hàng vì đói, rét và cạn kiệt đạn dược. Trong vòng 01 giờ đã có 09 binh sỹ U-crai-na ra hàng, một số bị thương nặng và phải viện tới sự trợ giúp của dân quân.
Chính quyền Ki-ép cho đến nay vẫn chưa thừa nhận sự tồn tại của "chảo lửa" Đê-ban-xê-vô. Theo truyền thông phương Tây, quan điểm này của Ki-ép đã gây khó khăn cho các cuộc đàm phán của nhóm “Bộ tứ Normandie” ở Min-xcơ mới đây./.
Chủ tịch nước thăm công nhân ăn Tết xa nhà tại tỉnh Long An  (17/02/2015)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Hơn 960 triệu đồng cho hoạt động chính sách dịp Tết Ất Mùi 2015  (17/02/2015)
“Mãi mãi biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ và đồng đội”  (16/02/2015)
“Mãi mãi biết ơn Đảng, ơn Bác Hồ và đồng đội”  (16/02/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và chúc Tết tại Củ Chi  (16/02/2015)
Lễ truy điệu Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh  (16/02/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam