Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 26-01 đến ngày 01-02-2015
Thủ tướng Chính phủ: Năm nay phải là năm có tiến bộ vượt bậc về cải cách thủ tục hành chính
Ngày 30-01, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01-2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ phải tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, trong đó tập trung vào việc cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nhất là trong các lĩnh vực: nộp thuế, hải quan, đất đai, đăng ký kinh doanh, tiếp cận điện, xây dựng.
“Năm nay phải là năm có tiến bộ vượt bậc về cải cách thủ tục hành chính và nâng cao sức cạnh tranh, môi trường cạnh tranh của đất nước mình… Tôi thấy các đồng chí báo cáo, bây giờ không chỉ bằng các nước ASEAN-6 mà phải vượt hơn. Đây chính là góp phần thiết thực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, Thủ tướng nói.
Đến tháng 9-2015 cắt giảm số giờ tuân thủ về thuế còn 121,5 giờ/năm
Trong Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội nghị tổng kết công tác thuế, hải quan năm 2014 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng cục Thuế tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, phấn đấu đến tháng 9-2015 thực hiện cắt giảm số giờ tuân thủ về thuế còn 121,5 giờ/năm.
Số lượng văn bản nợ đọng lớn
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ ngày 26-12-2014 – 27-01-2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành 7 văn bản quy định chi tiết 23 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực. Còn 91/98 văn bản nợ đọng chưa được ban hành.
Bộ Tư pháp cho biết, các bộ, cơ quan ngang bộ đã có nhiều cố gắng, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết đã có những chuyển biến tích cực, theo đó cuối tháng 12-2014, số lượng văn bản nợ đọng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, trong tháng 01-2015, ngoài việc ban hành thêm được 8 văn bản quy định chi tiết (5 nghị định, 1 quyết định, 2 thông tư), công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết có dấu hiệu “trùng xuống”, số lượng văn bản nợ đọng tăng lên rất lớn (91 văn bản), nếu so với cùng kỳ năm 2014 (nợ 85 văn bản) thì nay tăng cao hơn 6 văn bản.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên là do các bộ, cơ quan ngang bộ phải xây dựng, ban hành một số lượng lớn văn bản quy định chi tiết, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến nhiều văn bản khác đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, một số bộ, cơ quan ngang bộ thiếu sự quyết liệt trong việc chỉ đạo, đôn đốc; công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ với Văn phòng Chính phủ trong việc thẩm tra, lấy ý kiến Thành viên Chính phủ và chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản còn chậm.
Theo Bộ Tư pháp, trong tháng 2 và những tháng tiếp theo của năm 2015, các bộ, cơ quan ngang bộ cần khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện 91 văn bản nợ đọng để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, nhất là đối với 17 văn bản nợ đọng từ năm 2014 chuyển sang quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực từ năm 2012, 2013 và năm 2014.
Bộ Quốc phòng triển khai kế hoạch công tác cải cách hành chính
Đồng thời, nghiên cứu soạn thảo, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 83 văn bản quy định chi tiết thi hành 15 luật, pháp lệnh sẽ có hiệu lực trong thời gian tới, bảo đảm chất lượng, tiến độ và có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật, pháp lệnh. Bên cạnh đó, các bộ, cơ quan ngang bộ cũng cần xây dựng, ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành các luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và Pháp lệnh cảnh sát môi trường.Chiều 26-01, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác cải cách hành chính với sự chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Cùng dự có Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó Tổng tham mưu trưởng và đại diện Bộ Nội vụ.
Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức, quản lý, chỉ huy thống nhất, thông suốt và hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng và chỉ huy, quản lý quân đội, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ. Công tác cải cách hành chính tập trung cải cách thủ tục, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý, điều hành hoạt động trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, nhất là thể chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Cung yêu cầu các đầu mối liên quan của Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch, đề xuất các nội dung cải cách hành chính của đơn vị mình. Trên cơ sở đó, xây dựng Đề án Cải cách hành chính toàn quân, đề ra kế hoạch cụ thể thực hiện công tác này đồng bộ, căn bản. Từ nay đến năm 2020, toàn quân tập trung cải cách về thủ tục hành chính nhanh, gọn, chính xác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tổ chức bộ máy ưu tiên cho các đơn vị chiến đấu; thực hiện tốt hành chính công, tài chính công, quản lý chặt chẽ không để xảy ra tham nhũng, lãng phí.
Ngân hàng Nhà nước đơn giản hóa được 168 thủ tục hành chính
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2014 và định hướng hoạt động năm 2015. Theo đó, năm 2014, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành được 50 Thông tư và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 8 văn bản, trong đó có nhiều văn bản hướng dẫn luật và sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách…
Ngân hàng Nhà nước đã thực thi phương án đơn giản hóa đối với 168 thủ tục hành chính, mức độ hoàn thành đạt 82%. Ngân hàng Nhà nước cũng hoàn tất rà soát 5/7 nhóm thủ tục hành chính, qua đó, cắt giảm được hơn 19% chi phí tuân thủ cho các tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.
Hà Nội thí điểm xác định chỉ số cải cách hành chính
Chiều 28-01, Tổ công tác xây dựng Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính đã làm việc với các cơ quan, quận, huyện được chọn triển khai thí điểm xác định chỉ số cải cách hành chính áp dụng trong nội bộ thành phố năm 2015.
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Tổ trưởng Tổ công tác Lê Hồng Sơn yêu cầu các cơ quan, quận, huyện, thị xã thí điểm tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung yêu cầu. Các đơn vị phải tự chấm điểm đánh giá một cách chính xác, khách quan; số lượng đối tượng lấy ý kiến xã hội học phải đa dạng thành phần, tăng cường đối tượng bên ngoài nhằm bảo đảm mục tiêu đề ra…
Triển khai Đề án "Xác định chỉ số cải cách hành chính áp dụng trong nội bộ TP. Hà Nội giai đoạn 2015-2020", UBND thành phố đã áp dụng thí điểm tại Văn phòng UBND thành phố; các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; UBND các quận, huyện: Ba Đình, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Thường Tín và thị xã Sơn Tây.
Đồng Tháp thực thi “6 biết” khi gặp dân
Phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đầu năm mới, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương cho biết năm 2014, công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được đẩy mạnh trong tất cả cơ quan nhà nước.
Tỉnh đã triển khai dịch vụ chuyển phát hồ sơ thủ tục hành chính qua đường bưu điện đến nhà dân và áp dụng mô hình “3 trong 1” gồm thực hiện khai sinh, nhập hộ khẩu, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trong một thủ tục hành chính qua một lần thực hiện. Cán bộ công chức, viên chức thực hiện “6 biết” (biết chào, biết cười, biết lắng nghe, biết hướng dẫn, biết cảm ơn, biết xin lỗi) khi tiếp xúc với dân.
Năm 2015, Đồng Tháp tiếp tục nhân rộng “mô hình ngày thứ sáu nghe dân nói” và đẩy mạnh đổi mới quản lý, điều hành xây dựng chính quyền năng động, sâu sát với công việc, thân thiện với người dân, doanh nghiệp.../.
Lễ ra quân tổng vệ sinh môi trường hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị 2015”  (02/02/2015)
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Vững mãi niềm tin theo Đảng”  (02/02/2015)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chúc tết Sư đoàn Chiến Thắng  (01/02/2015)
Kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Malaysia  (01/02/2015)
Phó Chủ tịch Quốc hội thăm các vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (01/02/2015)
Phong tặng và truy tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng"  (01/02/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển