Việt Nam và EU kết thúc vòng đàm phán cuối cùng về FTA
Đây là phiên đàm phán thứ 3 kể từ tháng 10-2014 sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới EU. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC lúc đó, ông José Manuel Barroso, đã ra Tuyên bố chung định hướng kết thúc đàm phán trong thời gian sớm nhất.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đa biên (Bộ Công Thương), Phó trưởng đoàn đàm phán Việt Nam cho biết vòng đàm phán này đã đạt được nhiều tiến bộ.
Hai bên đã thống nhất được một số nội dung còn khúc mắc từ các vòng trước. Tại vòng đàm phán này, hai bên đã tập trung vào gói mở cửa thị trường để đáp ứng được những lợi ích cơ bản của nhau.
Theo ông Lương Hoàng Thái, đối với Việt Nam, vấn đề khó nhất chưa giải quyết được tại các phiên đàm phán trước như dịch vụ, đầu tư, mở cửa cho nước ngoài tham gia gói mua sắm công thì nay hai bên đã có lời giải chung.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đề nghị EU đáp ứng những đề nghị đối với các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới.
Trưởng đoàn đàm phán hai bên nhất trí trình các cấp lãnh đạo về kết quả đàm phán để có những điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết để hai bên có thể đi tới kết thúc đàm phán.
Ông Lương Hoàng Thái khẳng định hiện nay hai bên đi đúng lộ trình mà lãnh đạo đã thống nhất đồng thời tin tưởng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU sẽ sớm được ký kết như thời hạn đặt ra.
Liên minh châu Âu hiện có 28 nước thành viên và là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP đạt 18.000 tỷ USD, chiếm 22% tổng GDP toàn cầu. Tổng kim ngạch thương mại của EU xấp xỉ 4.000 tỷ USD, xuất khẩu dịch vụ của EU đứng đầu thế giới và đầu tư ra nước ngoài bằng gần 40% FDI toàn cầu…
Tính đến hết năm 2013, EU có 1.402 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam còn hiệu lực, với tổng vốn lũy kế đăng kí là 18.024 tỷ USD. Số vốn FDI cam kết của EU tại Việt Nam năm 2013 là trên 656 triệu USD, đứng thứ 6 trong các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU khi được ký kết có thể sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 10-15% so với hiện nay. Ngoài ra, EVFTA sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng từ 30-40% và nhập khẩu từ EU vào Việt Nam tăng từ 20-25%./.
Vinh danh Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới  (24/01/2015)
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự 4 tỉnh  (24/01/2015)
Việt Nam tiếp tục quảng bá cơ hội đầu tư tại Davos  (24/01/2015)
Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng  (24/01/2015)
Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng  (24/01/2015)
Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng  (24/01/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển