Việt Nam tiếp tục quảng bá cơ hội đầu tư tại Davos
Phó Thủ tướng đã tham gia 6 phiên thảo luận trong khuôn khổ WEF: Phiên ăn sáng làm việc của “Hội đồng kinh doanh khu vực ASEAN”, Đối thoại cấp cao của phiên “Chương trình nghị sự an ninh lương thực toàn cầu”, phiên ăn trưa làm việc giữa các nhà lãnh đạo kinh tế thế giới về chủ đề “Xác định động lực cho năm 2015”, phiên thảo luận “Chương trình nghị sự ASEAN”, và phiên “Triển vọng địa-chính trị toàn cầu 2015”.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã chủ trì phiên đối thoại với các doanh nghiệp quốc tế.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng đã gặp gỡ song phương Phó Tổng thống Thụy Sĩ Schneider Amman, Giám đốc điều hành WEF Philip Roesler, Công tước xứ York-Hoàng tử Andrew (Anh), Chủ tịch JETRO Hyroyuki Ishige, Giám đốc Chính sách-Giám quản Công ty Novartis Thụy Sỹ.
Trong các hoạt động này, Phó Thủ tướng đã nêu bật sự phục hồi rất tích cực của kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua, trọng tâm cải cách và hội nhập kinh tế trong thời gian tới; khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam về cải thiện môi trường đầu tư; nhấn mạnh các cơ hội đầu tư sau khi hoàn tất đàm phán các FTA.
Tại phiên Đối thoại Cấp cao về “Định hình nghị sự an ninh lương thực toàn cầu", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và góp phần đóng góp vào an ninh lương thực toàn cầu.
Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng tham gia phần thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong triển khai sáng kiến “Tầm nhìn mới cho nông nghiệp” thông qua hình thức đối tác công-tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam.
Tại các phiên thảo luận về ASEAN và an ninh-chính trị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò và đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong ASEAN và khu vực; khẳng định quan điểm, lập trường nhất quán của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Trước thềm Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015, ASEAN đã thu hút nhiều quan tâm tại Hội nghị. Tại các phiên thảo luận về ASEAN, các đại biểu đều đánh giá tích cực cơ hội và tiềm năng của ASEAN sau khi hình thành một thị trường thống nhất, tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có kỹ năng. Các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định quyết tâm tiếp tục thúc đẩy hội nhập khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao sức cạnh tranh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào ASEAN và các nước thành viên ASEAN.
Các đối tác và lãnh đạo các tập đoàn quốc tế trong tiếp xúc với đoàn ta đều khẳng định coi trọng hợp tác với Việt Nam, đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam, đặt nhiều kỳ vọng vào các cơ hội đầu tư sau khi Việt Nam hoàn tất đàm phán các FTA. Một số tập đoàn thông báo kế hoạch mở rộng đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam và mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục ủng hộ, cải thiện môi trường đầu tư để các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
Lãnh đạo một số doanh nghiệp Việt Nam là thành viên của WEF như tập đoàn FPT, VinaCapital, Vingroup… đã tích cực tham gia các hoạt động tại Hội nghị WEF Davos 2015, góp phần tích cực thể hiện quyết tâm hội nhập, vươn ra thị trường thế giới của các doanh nghiệp trong nước./.
Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng  (24/01/2015)
Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng  (24/01/2015)
Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng  (24/01/2015)
Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng Việt - Mỹ lần thứ 7  (23/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên