Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, biến đổi khí hậu là một vấn đề được Việt Nam đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.
Chiều 21-01, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Rajendra Pachauri, Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc đang có chuyên thăm, làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, biến đổi khí hậu là một vấn đề được Việt Nam đặc biệt quan tâm bởi theo dự báo, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ứng phó với thiên tai là yêu cầu sống còn trong quá trình phát triển bền vững của mình.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu và cũng đã thành lập Hội đồng tư vấn để cập nhật các báo cáo cũng như đưa ra các khuyến nghị đối với Chính phủ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu cả trước mắt và lâu dài.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, vấn đề biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, nước biển dâng và các hiện tượng thiên nhiên cực đoan khác là những thách thức lớn đối với toàn cầu. Việt Nam khẳng định sẽ nỗ lực hết mình, chung sức với cộng đồng quốc tế để ứng phó; đồng thời chủ động xây dựng Kế hoạch hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Bên cạnh sự nỗ lực tự thân, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ hiệu quả hơn nữa của Liên hợp quốc, các nhà tài trợ quốc tế; các nhà khoa học trên thế giới trong việc chia sẻ các kết quả nghiên cứu, cung cấp các khuyến nghị và tài trợ cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của Liên hợp quốc đối với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu; mong muốn các tổ chức của Liên hợp quốc cũng như Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực chung ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Chia sẻ với Thủ tướng về những hậu quả nặng nề, trong đó có hậu quả nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra, cũng như đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, ông Rajendra Pachauri cho biết, theo kết quả nghiên cứu, với mức phát thải gây hiệu ứng nhà kính như hiện nay, nếu thế giới không làm gì, dự báo đến cuối thế kỷ này nước biển sẽ dâng lên 98 cm. Chỉ cần nước biển dâng cao một nửa so với dự báo, hậu quả là hết sức nặng nề đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Ông Rajendra Pachauri khẳng định Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc sẽ luôn sát cánh cùng Việt Nam trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng như trong ứng phó với các hiện tượng thiện nhiên cực đoan khác do tác động của biến đổi khí hậu gây ra. /.
Công tác dân vận phải gần dân, bám địa bàn, kịp thời giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân dân  (21/01/2015)
Chủ tịch nước tiếp Bộ trưởng Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản  (21/01/2015)
Tăng cường phối hợp giữa văn phòng Chủ tịch nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc  (21/01/2015)
Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp Bộ trưởng Bộ Truyền giáo Tòa thánh Vatican  (21/01/2015)
Thủ tướng tiếp Đại sứ Panama và Đại sứ Bangladesh  (21/01/2015)
40 năm ngoại giao Việt Nam - Đức: Sẽ phát triển đối thoại chính trị  (21/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên