Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp quốc tế tại Đức
Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát dẫn đầu tham dự hội nghị.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã ra Tuyên bố kêu gọi hình thành khuôn khổ chính trị chặt chẽ cho một nền kinh tế sinh học bền vững, cùng chung tay chống đói nghèo, tình trạng suy dinh dưỡng.
Các bộ trưởng khẳng định chỉ có nền sản xuất thực phẩm mạnh, đa dạng và bền vững mới có thể tạo nền tảng đáp ứng lâu dài quyền của con người về lương thực cũng như cung cấp thực phẩm đầy đủ và lành mạnh cho con người.
Tuyên bố cũng nhấn mạnh các bên tham gia phải tạo lập khuôn khổ cho nền nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về lương thực cũng như nguồn nguyên liệu tái tạo, trong đó chú trọng ba yếu tố gồm tận dụng các thế mạnh của nền kinh tế sinh học, đảm bảo bền vững trong sản xuất và sử dụng, cũng như đảm bảo an ninh lương thực.
Kết thúc hội nghị, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực Liên bang Đức Christian Schmidt đã trao cho Bộ trưởng Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ Mehdi Eker (nước giữ cương vị Chủ tịch luân phiên G-20 năm nay) và Tổng Giám đốc FAO José Graziano da Silva bản Tuyên bố chung của hội nghị, trong đó khẳng định cần phát triển nền kinh tế sinh học để có thể trợ giúp cho người dân ở các vùng nông thôn trên khắp thế giới.
Trước đó, Diễn đàn toàn cầu về Lương thực và Nông nghiệp (GFFA) cũng đã diễn ra tại trung tâm Hội chợ Berlin. Với khẩu hiệu: "Nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm, nguyên liệu và năng lượng: Cơ hội cho nông nghiệp, thách thức về an toàn thực phẩm," GFFA thu hút hàng trăm chính trị gia, nhà khoa học, giới sản xuất cũng như đại diện các tổ chức dân sự.
Các đại biểu đã cùng chia sẻ trách nhiệm và thảo luận các giải pháp nhằm đối phó với các vấn đề trọng tâm, có tầm quan trọng sống còn đối với tương lai của ngành lương thực-nông nghiệp toàn cầu.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết diễn đàn GFFA một lần nữa nhấn mạnh vai trò phát triển nông nghiệp để đảm bảo về lương thực, thực phẩm cho người dân trên toàn thế giới, mặc khác cũng tận dụng những cơ hội mới liên quan việc tăng nhu cầu về các loại nguyên liệu và nhiên liệu dựa vào nông nghiệp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho biết trong các phiên thảo luận, các đại biểu cũng nhấn mạnh rằng việc khai thác các cơ hội mới để phát triển nền kinh tế sinh học phải đi kèm với đảm bảo quá trình phát triển bền vững và chú trọng, ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực.
Diễn đàn GFFA diễn ra trong ba ngày từ 15 đến 17-01, với hàng chục phiên thảo luận của các chuyên gia, các nhà chính trị và kinh tế nhằm thảo luận về các cơ hội, tiềm năng cũng như những thách thức của nền nông nghiệp thế giới theo hướng phát triển nền kinh tế sinh học.
Kết quả của diễn đàn GFFA là cơ sở để các bộ trưởng tham dự Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp quốc tế Berlin đưa ra hướng đi cho nền nông nghiệp thế giới./.
Chủ tịch Hạ viện Uruguay bắt đầu thăm chính thức Việt Nam  (18/01/2015)
Hợp tác quốc phòng Ấn-Việt đạt được nhiều kết quả thiết thực  (18/01/2015)
"Việt Nam kiên quyết xử lý nghiêm hành vi buôn bán, vận chuyển ma túy"  (18/01/2015)
Hà Nội sẽ lập đoàn kiểm tra cơ động đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết  (18/01/2015)
Khởi công nhiều công trình giao thông quan trọng  (18/01/2015)
Dòng vốn rút khỏi Nga trong năm 2014 đạt mức cao kỷ lục  (18/01/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên