Kỷ niệm 65 năm lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc tại Trung Quốc và Hong Kong
21:46, ngày 17-01-2015
Ngày 15-01, tại Bắc Kinh, Lễ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18-01-1950 – 18-01-2015) đã được Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp với Hội Hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc tổ chức trọng thể tại thủ đô Bắc Kinh.
Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đã ôn lại lịch sử quan hệ hai nước trong 65 năm qua, dù tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc nhưng tình láng giềng hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân gây dựng và được nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp, luôn là dòng chảy chính, vì nó đáp ứng được nguyện vọng thiết tha và lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước, và vì nó phù hợp với xu thế chung của thời đại là hòa bình hợp tác để cùng phát triển thịnh vượng.
Đại sứ Nguyễn Văn Thơ nhấn mạnh trong năm qua dù gặp một số khó khăn và thách thức, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể tiếp tục có bước phát triển mới trên nhiều mặt. Đặc biệt, qua các cuộc điện đàm, tiếp xúc cấp cao, hai bên đã đạt được nhận thức chung quan trọng về việc khôi phục, duy trì ổn định và phát triển quan hệ hai nước, thúc đẩy tin cậy lẫn nhau, mở rộng và làm sâu sắc thêm nội hàm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc cũng như đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Trong tổng thể đường lối đối ngoại, Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên chiến lược hàng đầu, nhất quán và lâu dài. Việt Nam coi sự phát triển hòa bình của Trung Quốc là cơ hội cho Việt Nam và ngược lại hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của Việt Nam cũng nhất định là cơ hội cho Trung Quốc.
Về vấn đề Biển Đông, Đại sứ Nguyễn Văn Thơ tin rằng nếu kiên trì thông qua các biện pháp hòa bình, hiệp thương hữu nghị, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lợi ích của nhau và luật pháp quốc tế, hai nước sẽ từng bước tìm ra biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề duy nhất còn tồn tại này.
Năm 2014, tổng kim ngạch thương mại song phương ước tính đạt 58,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2013. Trung Quốc tiếp tục là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và theo số liệu của phía Trung Quốc, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).
Trung Quốc duy trì vị trí là nhà đầu tư lớn thứ chín tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 7,9 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam nhập siêu mạnh từ Trung Quốc ở mức 28,9 tỷ USD, tăng 21,9 % so với cùng kỳ, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn khiêm tốn.
Ngày 16-01, tại Hong Kong (Trung Quốc), Văn phòng Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) đã tiến hành gặp gỡ thân mật nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc.
Tới dự về phía Việt Nam có Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Hong Kong và Ma Cao Hoàng Chí Trung cùng lãnh đạo các cơ quan đại diện Việt Nam trên địa bàn như Thông tấn xã Việt Nam, Hàng không Việt Nam…
Về phía Trung Quốc có quyền Trưởng Đại diện Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong Đổng Hiểu Linh cùng lãnh đạo nhiều phòng ban thuộc Văn phòng Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng Lãnh sự Việt Nam Hoàng Chí Trung cho biết quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống vừa là đồng chí vừa là anh em do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các vị lãnh đạo tiền bối dày công vun đắp đã được các thế hệ nhân dân hai nước kế thừa, không ngừng củng cố và phát triển.
Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam mãi ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ to lớn và giúp đỡ quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng xã hội chủ nghĩa của nhân dân Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, giữa hai nước còn có bất đồng và nhận thức khác nhau đối với vấn đề Biển Đông. Đây là vấn đề lịch sử để lại, có tính phức tạp nhất.
Tuy nhiên, Tổng Lãnh sự Việt Nam Hoàng Chí Trung tin tưởng với những nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt được, bằng quyết tâm và nỗ lực của cả hai bên, hai nước sẽ sớm tìm ra giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông.
Quyền Trưởng Đại diện Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong Đổng Hiểu Linh nhắc lại cam kết tiếp tục phát triển quan hệ Trung - Việt theo phương châm “ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện", với tinh thần “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt).
Quyền Trưởng Đại diện Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong tái khẳng định Việt Nam là láng giềng quan trọng của Trung Quốc, Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng việc phát triển quan hệ với Việt Nam, sẽ tiếp tục làm việc với phía Việt Nam vì sự hợp tác chiến lược mạnh mẽ hơn và tiến bộ hơn trong quan hệ giữa hai nước. Văn phòng Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong sẽ tiếp tục hỗ trợ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam trong công việc, cùng tham gia vào nỗ lực thúc đẩy quan hệ Trung - Việt nói chung và hợp tác giữa Hong Kong và Việt Nam nói riêng./.
Triển vọng kinh tế năm 2015  (17/01/2015)
Triển vọng kinh tế năm 2015  (17/01/2015)
Sáu mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc  (17/01/2015)
Đối thoại quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 9 tại New Delhi  (16/01/2015)
Ngành kiểm sát cần đổi mới mạnh mẽ và toàn diện  (16/01/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên