Đẩy mạnh hợp tác, quản lý, phát triển bền vững sông Mekong
Phó Thủ tướng khẳng định quan điểm của Việt Nam trong việc coi sông Mekong là tài sản chung, quý giá của các quốc gia trong lưu vực và các quốc gia cần nỗ lực bảo đảm sự khai thác, phát triển bền vững con sông, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, vì tương lai, lợi ích lâu dài của các thế hệ người dân. Vì vậy, các hoạt động phát triển trên lưu vực sông cần phải được nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các nước trong lưu vực với sự tăng trưởng dân số và phát triển kinh tế đang đứng trước nhiều áp lực về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mekong. Điều này đòi hỏi các quốc gia thành viên Ủy hội cần nỗ lực đẩy mạnh tiến độ thực hiện nghiên cứu chung về quản lý và phát triển lưu vực sông Mekong như lãnh đạo Chính phủ các quốc gia thành viên đã cam kết, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cam kết trong Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu Ủy hội sẽ tự chủ tài chính vào năm 2030.
Đại diện cho các Đoàn tham dự phiên họp Hội đồng Ủy hội sông Mekong, bà Monemany Nhoybouakong, Trưởng đoàn Lào cảm ơn Phó Thủ tướng đã dành thời gian tiếp Đoàn. Bà khẳng định sự thống nhất cao trong hợp tác và quan điểm coi trọng việc sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mekong.
Các Đoàn cho biết phiên họp tại Việt Nam lần này tiếp tục khẳng định và đẩy mạnh các cam kết chính trị trong việc thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995, Tuyên bố chung Thành phố Hồ Chí Minh, các cam kết hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của các đối tác phát triển với Ủy hội để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra./.
Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội  (15/01/2015)
Hội nghị công tác tham mưu về kinh tế - xã hội  (15/01/2015)
Hội nghị công tác tham mưu về kinh tế - xã hội  (15/01/2015)
Đà Nẵng triển khai thực hiện “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015”  (15/01/2015)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị năm 2015  (15/01/2015)
Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia hiệu quả vào hoạt động của Liên hợp quốc  (15/01/2015)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên