Báo Đức ca ngợi thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam
Báo trên dẫn các số liệu mới nhất cho biết Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng gần 6% trong năm 2014, mức cao nhất trong bốn năm qua.
Ngoài ra, mức lạm phát 4,09% cũng là mức thấp nhất trong 10 năm qua, dưới mức dự đoán 5% trước đó của Chính phủ.
Theo các chuyên gia, mức lạm phát thấp không chỉ do giá dầu giảm mạnh mà còn do sự ổn định của đồng tiền Việt Nam. Đà thâm hụt ngân sách vốn tăng trong vài năm qua đã được chặn lại và đứng ở mức 5,7% GDP.
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Việt Nam đạt thặng dư thương mại với kim ngạch xuất khẩu 150 tỷ USD (tăng 13,6%), trong khi nhập khẩu đạt 148 tỷ USD (tăng 12,1%).
Nhờ chính sách cho vay thông thoáng hơn đối với các doanh nghiệp cũng như những thành tựu đạt được từ việc tư nhân hóa, hiện đại hóa các tập đoàn nhà nước, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 đã tăng 7,6%, mức cao nhất trong bốn năm qua.
Báo trên cũng nhận xét thu nhập bình quân của người dân Việt Nam ngày một tăng lên và Việt Nam đang trở thành thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) trong năm 2014 tuy giảm nhẹ, song khối lượng vốn đầu tư thực lại tăng mạnh, chủ yếu do các tập đoàn lớn đẩy mạnh hoạt động đầu tư sản xuất như Samsung, Microsoft và Intel.
Tờ báo dẫn một báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) khẳng định các nhà đầu tư nước ngoài về cơ bản đánh giá rất tích cực môi trường đầu tư ở Việt Nam, xuất phát từ sự ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, lực lượng lao động rất chăm chỉ và có chất lượng.
Cũng theo báo trên, trong năm 2014, Việt Nam đã tạo được trên 1 triệu việc làm mới, với tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 2,08%. Đã có thêm nhiều doanh nghiệp được lập ra với tổng số vốn khởi động trung bình đạt mức cao nhất từ trước tới nay, trong khi số doanh nghiệp phá sản giảm mạnh.
Các số liệu mới nhất về kinh tế nêu trên phù hợp với dự đoán của các tổ chức quốc tế như WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng như các tổ chức đánh giá tín dụng Moody's và Fitch. Những số liệu này cho thấy triển vọng kinh tế lạc quan tại Việt Nam trong những năm tới.
Việc lãi suất chính phủ giảm cả về ngắn và dài hại cũng cho thấy Việt Nam đã được các nhà đầu tư đặt niềm tin và có thể dễ dàng huy động vốn từ thị trường quốc tế.
Báo Đức cũng đánh giá cao nỗ lực hội nhập nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây nhằm đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, theo đó Việt Nam sắp hoàn tất đàm phán một số hiệp định thương mại tự do quốc tế như với Liên minh châu Âu (EU), với Mỹ và Liên minh Hải quan (bao gồm Nga, Belarus và Kazakhstan)./.
Lãnh đạo gửi điện mừng kỷ niệm lần thứ 67 Ngày Độc lập Myanmar  (04/01/2015)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12-2014  (04/01/2015)
Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay  (03/01/2015)
Hội nhập kinh tế quốc tế: Từ quan điểm của Đảng đến thực tiễn  (03/01/2015)
Hội nhập kinh tế quốc tế: Từ quan điểm của Đảng đến thực tiễn  (03/01/2015)
Tăng cường quản lý đất đai - đòn bẩy cho thị trường bất động sản  (03/01/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên