Tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
Chương trình phối hợp nhằm góp phần tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ký kết sáng 31-12, tại Hà Nội.
Tham dự buổi lễ có sự hiện diện của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chương trình được xây dựng với sự tài trợ của Dự án nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế của Bộ Ngoại giao và cơ quan Phát triển Liên hợp quốc.
Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam sẽ tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa hai cơ quan trong tham mưu về công tác cán bộ nữ, tham gia công tác bầu cử.
Các hoạt động sẽ được hai bên triển khai gồm phối hợp trong tham mưu, đề xuất chính sách; thực hiện công tác cán bộ nữ, đặc biệt chủ động trong giới thiệu nguồn nhân sự nữ tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; giám sát quá trình bầu cử.
Hai bên cũng phối hợp nâng cao năng lực cán bộ nữ, nữ ứng cử viên, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng mạng lưới cán bộ nữ; tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về vị trí, vai trò, năng lực của người phụ nữ về bình đẳng giới và công tác bầu cử.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và nữ đại biểu Hội đồng nhân dân không chỉ là yêu cầu của Đảng, mà còn là mong muốn của giới nữ nói riêng, của cả xã hội nói chung.
Trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước, phụ nữ đã góp phần tạo động lực để đưa đất nước đi lên, tạo nên lịch sử của dân tộc, phụ nữ có khả năng làm chính trị, không thua gì nam giới. Điều này được minh chứng từ những năm 40, 43 sau Công nguyên, chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa, chống giặc xâm lăng, giành lại độc lập dân tộc. 200 năm sau, Bà Triệu cũng đã cùng anh họ của mình khởi nghĩa, góp phần hun đúc ý chí giải phóng dân tộc.
Những năm chống Pháp, chống Mỹ, các tấm gương nữ anh hùng Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Chiên, Nguyễn Thị Định… đã thể hiện sinh động cho những đóng góp của giới nữ đối với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Phụ nữ đã đồng hành cùng dân tộc.
Đánh giá cao và thống nhất với 5 nội dung hai bên ký kết, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh để đạt được tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên 35%, cần phải chuẩn bị danh sách ứng viên ngay từ năm 2015. Mặt trận cam kết cùng Hội phụ nữ thống nhất trong các văn bản hướng dẫn; thỏa thuận để giới thiệu ứng cử viên; nâng cao năng lực cán bộ nữ.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có quyền lập hiến và lập pháp, cũng như Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tỷ lệ nữ trong các cơ quan quyền lực này cao sẽ là điều kiện, cơ hội để bảo đảm các chính sách được hoạch định, ban hành và thực thi có tính đến quan điểm, kinh nghiệm của cả phụ nữ và nam giới. Khi đó, chính sách sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của phụ nữ và nam giới.
Hiện nay, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 24,4%, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 25,7%, cấp huyện là 24,6% và cấp cơ sở là 27,7%.
Tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân có tăng so với các nhiệm kỳ trước, song so với mục tiêu Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị, Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới vẫn còn khoảng cách khá lớn; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có xu hướng giảm.
Năm 1997, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 26,2% và Việt Nam thuộc nhóm mười nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ trong Quốc hội. Đến năm 2012, xếp hạng của Việt Nam giảm xuống thứ 44 trên thế giới, với tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội là 24,4%.
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị khóa X “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã xác định chỉ tiêu “phấn đấu đến năm 2020, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ 35% đến 40%”.
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 xác định: Phấn đấu tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%./.
Thủ tướng kiểm tra tiến độ các công trình lớn trên địa bàn Hà Nội  (01/01/2015)
Đón bắt thời cơ, phát huy sức mạnh của toàn dân, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, đưa đất nước tiếp tục tiến lên  (01/01/2015)
Cần hoàn thiện trình Quốc hội Luật Tài nguyên - môi trường biển, hải đảo  (31/12/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đầu năm 2015, người dân sẽ đóng phí sử dụng đường bộ đối với xe gắn máy  (31/12/2014)
Lãnh đạo gửi điện mừng kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa Cuba  (31/12/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên