Chủ tịch nước mong muốn ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển
Cùng đi có Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Văn Tám.
Tại thôn Thành Đạt, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn công tác đã thăm gia đình ngư dân Trần Văn Đạt, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phước Đồng, Ngư đội trưởng Ngư đội Song Tử Tây. Gia đình ông Đạt hiện sở hữu hai con tàu câu cá ngừ đại dương, công suất mỗi tàu trên 400CV, thường xuyên đánh bắt tại các ngư trường xa.
Chủ tịch nước cùng Đoàn công tác đã thị sát cảng cá Hòn Rớ. Dự kiến sau khi nâng cấp, cảng có thể nâng gấp đôi công suất tiếp nhận tàu, trở thành điểm đấu giá cá ngừ đại dương và là 1 trong 5 trung tâm nghề cá trọng điểm của cả nước.
Cùng ngày, Chủ tịch nước cùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm xưởng đóng tàu của Viện Nghiên cứu chế tạo tàu thủy, thuộc Trường Đại học Nha Trang (UNINSHIP) - nơi đang đóng nhiều tàu cá vỏ composite cho ngư dân tỉnh Khánh Hòa và nhiều tỉnh khác.
Tại xưởng đóng tàu của UNINSHIP, Chủ tịch Trương Tấn Sang, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến và PGS, TS. Trang Sĩ Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang đã nghe cán bộ UNINSHIP giới thiệu tàu cá vỏ composite Gia Bảo, đang được đóng mới theo công nghệ Nhật Bản. Với giá thành hơn 7 tỷ đồng, công suất 400 CV- 500CV, tàu composit công nghệ mới đạt tốc hành trình 11 hải lý/giờ, hoạt động an toàn trong bão cấp 8.
Báo cáo với Chủ tịch nước về việc cho vay đóng tàu theo Nghị định 67, ngư dân Trần Văn Phát cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp Khánh Hòa cho rằng, một số chính sách mới phát triển thủy sản ra đời đã tạo ra không khí phấn khởi đối với ngư dân. Tuy vậy, những lợi ích có thể đến được tay ngư dân vẫn còn ở diện hẹp. Số đối tượng được vay vốn còn ít, nhất là đối tượng đã vay thương mại để đóng tàu nay khó khăn trong việc chuyển đổi vay theo Nghị định 67.
Thăm hỏi hoạt động đánh cá trên biển, khai thác chế biến kinh doanh của bà con ngư dân, Chủ tịch nước đặc biệt quan tâm đến những vấn đề liên quan đến việc vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 và việc khai thác, bảo quản cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản, để bảo đảm hiệu quả cao và bền vững.
Mong muốn ngư dân làng chài Hòn Rớ tiếp tục bám biển, Chủ tịch nước đề nghị bà con cùng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trên ngư trường, nhân rộng hình mẫu để ngư dân học tập noi theo.
Ghi nhận những kiến nghị của ngư dân về chính sách hỗ trợ đóng mới tàu công suất lớn để vươn khơi, bám biển; đơn giản hóa thủ tục vay vốn đóng mới tàu cá, mua sắm ngư cụ; cần tăng cường sự có mặt của các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng thông báo với bà con ngư dân về việc các nước có ngành công nghiệp đánh bắt hải sản tiên tiến đang hỗ trợ Việt Nam về kỹ thuật đánh bắt, bảo quản sản phẩm. Nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, giá trị sản phẩm được bà con ngư dân đánh bắt được sẽ tăng lên đáng kể.
Giải đáp những kiến nghị của ngư dân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cùng các cơ quan liên quan sớm xúc tiến xây dựng Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá Nam Trung Bộ, theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Chủ tịch nước đề nghị, qua thành công của các con tàu composit đóng theo công nghệ Nhật Bản, các cơ quan cần khảo nghiệm kỹ tính năng của các con tàu trong thực tế. Qua đó hoàn thiện, tìm ra mô hình phù hợp nhất cho ngư dân cả về giá cả, tiện nghi, vận hành, tiêu thụ năng lượng, bảo quản sản phẩm. Những ưu điểm vượt trội nhất cần phát huy để sớm cung cấp nhiều hơn loại tàu công nghệ mới cho ngư dân.
Đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ mới vào đóng tàu mang lại hiệu quả cho ngư dân, Chủ tịch nước đề nghị để ngư dân có vốn đóng tàu mới, đặc biệt là vay vốn theo Nghị định 67 cần lựa chọn các doanh nghiệp, các chủ tàu làm ăn có hiệu quả, có điều kiện về tài chính và phương án sản xuất mang tính khả thi cao, tránh trường hợp đóng tàu xong khai thác không hiệu quả, phải nằm bờ.
Đồng thời, Chủ tịch cũng đề nghị nghiên cứu kỹ trữ lượng, ngư trường, năng lực đánh bắt, không tăng ồ ạt đối với số tàu đánh bắt xa bờ, mà cần lựa chọn các nghề phù hợp, kết hợp nâng cấp, cải hoán số tàu hiện có. Việc triển khai chính sách cần căn cứ vào thực tiễn, kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho bà con ngư dân để đưa chính sách thực sự đi vào cuộc sống./.
Phiên họp Ban Tổ chức IPU-132  (27/12/2014)
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước  (27/12/2014)
Thành phố Hồ Chí Minh: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần II-2014  (27/12/2014)
Cần đổi mới mô hình tổ chức Hội đồng Lý luận Trung ương  (27/12/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển