Hơn 91.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 10 tháng
Riêng trong tháng Mười đã có 7.774 lao động đi làm việc ở nước ngoài tại các thị trường: Đài Loan (Trung Quốc) 3.895 lao động, Nhật Bản 1.784 lao động, Hàn Quốc 962 lao động, Malaysia 295 lao động, Saudi Arabia 296 lao động, Macau (Trung Quốc) 207 lao động và các thị trường khác.
Như vậy, trong 10 tháng đầu năm 2014, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc nhiều nhất là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 53.851 người, tiếp theo lần lượt là Nhật Bản 16.283 người, Hàn Quốc 6.662 người, Maylaysia 4.553 người…
Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) liên tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong những năm gần đây. Năm 2014, tổng chi phí đi Đài Loan theo quy định đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giảm từ không quá 4.500 USD (năm 2013) xuống không quá 4.000 USD/người và sẽ xem xét điều chỉnh chi phí đi Đài Loan (Trung Quốc) giảm dần theo từng năm để tạo điều kiện cho người lao động.
Mặt khác, để chấn chỉnh việc doanh nghiệp thu phí của người lao động sai quy định, giữ lương và khấu trừ tiền ăn-ở từ lương của người lao động, trong năm nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xử phạt tạm dừng hoạt động có thời hạn của hơn 40 công ty xuất khẩu lao động đi Đài Loan (Trung Quốc).
Đối với thị trường Hàn Quốc, toàn bộ số lao động đi làm việc tại thị trường này trong năm nay đều theo Bản ghi nhớ đặc biệt giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc EPS (MOU).
Đến hết tháng 11-2014, khi bản ghi nhớ hết hiệu lực, Chính phủ hai nước sẽ đánh giá quá trình thực hiện và xem xét việc có tiếp tục đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong thời gian tới hay không./.
Kết quả bầu cử sơ bộ tại khu vực miền Đông Ukraine (03/11/2014)
Nga-Trung Quốc thảo luận tình hình Đông Bắc Á và SCO (03/11/2014)
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025