Doanh nghiệp Nhật Bản yên tâm khi kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam
Chiều 31-10, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đoàn đại biểu Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản do ông Yoichi Kobayashi, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế Nhật Bản - sông Mekong làm Trưởng đoàn đang thăm, làm việc tại Việt Nam nhằm tìm hiểu cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Nhật Bản.
Tại buổi tiếp, ông Yoichi Kobayashi đã thông báo với Chủ tịch nước về kết quả làm việc với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh sự quan tâm của các doanh nghiệp Nhật Bản đối với Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, thể hiện qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và quy mô hợp tác giữa hai nước.
Hiện có 1.310 doanh nghiệp Nhật Bản đã sang tìm hiểu, kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam trong tổng số hơn 1,26 triệu doanh nghiệp Nhật Bản do Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản quản lý.
Các thành viên trong đoàn Nhật Bản cho biết qua các buổi làm việc, gặp gỡ đối tác Việt Nam, Nhật Bản cảm nhận được sự nhiệt tình, chân thành và đặc biệt là sự kỳ vọng vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Các doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ sự yên tâm khi kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam nhờ các chính sách ưu đãi hợp lý. Qua các chuyến thăm, làm việc tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, sân bay, cảng biển ngày càng được đầu tư, hoàn thiện.
Ngay trong chuyến thăm này, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong các lĩnh vực như chế biến gạo chất lượng cao, dịch vụ ăn uống, siêu thị bán lẻ... Nêu một số khuyến nghị liên quan đến Luật Đầu tư, ngành công nghiệp phụ trợ, hạ tầng công nghệ thông tin, công nghiệp ô tô, chất lượng nguồn nhân lực...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh chuyến thăm của Đoàn đại biểu Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nhằm thực hiện thỏa thuận cấp cao giữa hai nước.
Chủ tịch nước nhận định môi trường pháp lý về đầu tư, kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là Luật Đầu tư sẽ được Quốc hội Việt Nam thông qua trong thời gian tới được đánh giá là tiếp tục đem lại sự cởi mở trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh trên nền tảng của sự tin cậy, các tổ chức, cơ quan đại diện của Nhật Bản đang có mặt tại Việt Nam cũng như các bộ, ngành của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm giải quyết tận gốc những vướng mắc còn tồn tại.
Việt Nam mong muốn ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác kinh doanh, đầu tư với mục tiêu chung là tiếp tục đưa quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng giữa hai nước phát triển nhanh chóng, hiệu quả, đem lại lợi ích cho hai bên./.
Chính phủ chỉ đạo tập trung quản lý chặt chẽ nợ công  (31/10/2014)
Nga đồng ý nối lại nguồn cung khí đốt cho Ukraine tới tháng Ba  (31/10/2014)
Đại biểu Quốc hội lo lắng cho “sức khỏe” của doanh nghiệp  (31/10/2014)
ASEAN và các nước đối tác tăng cường bảo vệ môi trường  (31/10/2014)
“Bộ luật Hình sự nên có thêm tội danh tham nhũng nhà công vụ”  (31/10/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên