Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Giáo hoàng Francis
Nhận lời mời của Giáo hoàng, ngày 18-10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Tòa thánh Vatican, hội kiến Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Tòa thánh Pietro Parolin.
Giáo hoàng Francis hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho đây là dịp rất tốt để hai bên tăng cường hiểu biết lẫn nhau, qua đó thúc đẩy tốt đẹp hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh; bày tỏ sự cảm phục đối với dân tộc Việt Nam; đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và đời sống mọi mặt của người dân ngày càng được cải thiện.
Giáo hoàng Francis hoan nghênh việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo đạt nhiều kết quả của Việt Nam và việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc; bày tỏ vui mừng trước các hoạt động ngày càng sôi động của Công giáo Việt Nam như các Hội nghị thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam và việc tổ chức những ngày lễ của Công giáo như Lễ hội hành hương La Vang, Đại hội giới trẻ Công giáo…; cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ và chính quyền các cấp của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Đặc phái viên không thường trú Tòa thánh tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Tòa thánh, đồng thời thực hiện nhất quán và không ngừng hoàn thiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của người dân; ủng hộ Giáo hội và đồng bào Công giáo Việt Nam tiếp tục đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Hai bên đánh giá quan hệ Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã có những bước phát triển tích cực, thể hiện qua các cuộc tiếp xúc ở cấp cao, việc tổ chức và triển khai hiệu quả thỏa thuận tại các cuộc họp Nhóm Công tác hỗn hợp cũng như hoạt động của Đặc phái viên không thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam.
Giáo hoàng Francis khẳng định Tòa thánh Vatican luôn chủ trương phát triển quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, tiếp tục ủng hộ Giáo hội Công giáo Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Giáo hoàng Francis nhấn mạnh phải thực hiện tốt hơn nữa đường hướng “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “giáo dân tốt phải là công dân tốt”, “người Công giáo Việt Nam phải đồng hành cùng dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước ấm no, hạnh phúc”, “người Công giáo Việt Nam phải là người yêu nước”.
Hai bên thống nhất tích cực duy trì đối thoại, tiếp xúc để tăng cường quan hệ tốt đẹp và hướng dẫn Giáo hội cùng cộng đồng Công giáo Việt Nam thực hiện tốt các huấn từ và sứ điệp của Giáo hoàng nêu trên.
Giáo hoàng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông và khẳng định mong muốn đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh tại khu vực và trên thế giới.
Cuộc gặp đã diễn ra trong bầu không khí chân thành, thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Giáo hoàng và Tòa thánh dành cho Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam./.
Phó Thủ tướng: Cần xây dựng Bộ cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành vùng Tây Bắc thiết thực, khả thi và hiệu quả  (18/10/2014)
Ưu tiên hỗ trợ người nghèo dù kinh tế còn nhiều khó khăn  (18/10/2014)
Thủ tướng tiếp tục gặp các nhà lãnh đạo bên lề hội nghị ASEM 10  (18/10/2014)
Tổng Bí thư: "Suy thoái về đạo đức là nguyên nhân tệ nạn gia tăng"  (18/10/2014)
Thường trực Ban Bí thư hội kiến Chủ tịch Thượng viện Pháp  (18/10/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển