Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Bỉ, EU
21:54, ngày 14-10-2014
Chiều 14-10 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu Việt Nam rời thủ đô Brussels, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu (từ ngày 12 đến 14-10), lên đường đi thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Đức.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso tại buổi họp báo (Ảnh: TTXVN) |
Bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Bỉ
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Bỉ Charles Michel; hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Bỉ Sabine De Bethune và Phó Chủ tịch Hạ viện Bỉ Françoise Schepmans; gặp Chủ tịch Nghị viện Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp Jean-Charles Luperto; gặp đại diện một số doanh nghiệp hàng đầu của Bỉ và Việt Nam…
Tại hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Bỉ Charles Michel nhấn mạnh, trải qua hơn 40 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2014), quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đã có những phát triển, thể hiện qua nhiều chuyến thăm cấp cao. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao và tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Bỉ Charles Michel (Ảnh: TTXVN) |
Thủ tướng Bỉ khẳng định ủng hộ việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam, cho rằng hiệp định này cùng với Hiệp định khung về Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU là cơ sở vững chắc cho phát triển hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên EU.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác thương mại, tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước tiếp xúc, kết nối trong các lĩnh vực ưu tiên như cảng biển, dịch vụ hậu cần, giao thông vận tải, công nghệ xanh, công nghệ cao, hàng không - vũ trụ.
Hai bên thống nhất duy trì cơ chế họp Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế để định hướng quan hệ kinh tế, xác định trọng tâm ưu tiên, nâng cao hiệu quả các dự án đã và đang thực hiện, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ chế hợp tác giữa hai nước cũng như hợp tác vùng, cộng đồng.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 cũng như việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Kết quả chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần này sẽ góp phần đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Bỉ tiếp tục đi vào chiều sâu, ngày càng thiết thực, hiệu quả, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
Ký chính thức EVFTA vào thời gian sớm nhất
Trong khuôn khổ chuyến thăm Liên minh châu Âu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Manuel Barroso và gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy…
Tại Hội đàm, Thủ tướng mong muốn hai bên sớm hoàn tất phê chuẩn Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) và ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vào thời gian sớm nhất; đề nghị EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam vào thời điểm hai bên kết thúc đàm phán.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC José Manuel Barroso chứng kiến Lễ ký Cam kết tài trợ 400 triệu Euro của EC cho Việt Nam, giai đoạn 2014 - 2020 (Ảnh: TTXVN) |
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí với Chủ tịch Manuel Barroso rằng việc hoàn tất EVFTA sẽ giúp Việt Nam với tư cách một nền kinh tế thị trường hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu. Thủ tướng nhấn mạnh EVFTA cùng với PCA là những trụ cột chính trị và kinh tế quan trọng, vững chắc để quan hệ hợp tác Việt Nam - EU ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng và mong đợi của cả hai bên.
Chủ tịch Manuel Barroso khẳng định Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU sẽ phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác Việt Nam - EU; nhấn mạnh mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN - EU; đánh giá cao đóng góp của Việt Nam tại khu vực và cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đang định hình.
Hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc và trao đổi ở các cấp; khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam và EU đầu tư, kinh doanh tại thị trường của nhau; đẩy mạnh quan hệ kinh tế - thương mại và hợp tác phát triển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực chuyên ngành như y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường, biến đổi khí hậu…
Bên cạnh các vấn đề song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Manuel Barroso cũng trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Hai bên cùng nhấn mạnh sự cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Chủ tịch EC khẳng định lại lập trường của EU ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; kêu gọi các bên liên quan không tiến hành các hành động đơn phương gây phương hại cho hòa bình, ổn định ở khu vực; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Kết thúc hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Manuel Barroso đã chứng kiến lễ ký chính thức khoản viện trợ trị giá 400 triệu Euro của EC dành cho Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 và ra Tuyên bố giữa Chủ tịch EC và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về định hướng kết thúc đàm phán EVFTA, trong đó nhấn mạnh mong muốn xây dựng một Hiệp định Thương mại tự do hiện đại, toàn diện và cân bằng để giúp hai bên có thể đáp ứng các thách thức về kinh tế hiện nay và trong tương lai.
Tại cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy, hai bên bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ Việt Nam và EU trong thời gian qua có nhiều bước phát triển nhanh chóng và tích cực, nhất là trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thương mại - đầu tư và hợp tác phát triển.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam coi trọng quan hệ với EU; thông báo cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu về kết quả hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Manuel Barroso về các biện pháp thúc đẩy quan hệ mà hai bên đã nhất trí và việc hai bên ra Tuyên bố về định hướng kết thúc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Thủ tướng cũng đề nghị Hội đồng châu Âu tích cực ủng hộ để hai bên có thể ký Hiệp định nói trên trong thời gian sớm nhất có thể, tạo động lực cho quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian tới./.
Việt Nam luôn mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Bỉ và châu Âu  (14/10/2014)
Thường trực Ban Bí thư bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Azerbaijan  (14/10/2014)
Đoàn kết, tâm huyết, quyết tâm thực hiện các chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (14/10/2014)
Việt Nam phát huy vai trò tích cực tại Đại hội đồng IPU 131  (14/10/2014)
Việt Nam cam kết cùng phấn đấu vì giải trừ quân bị quốc tế  (14/10/2014)
Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới  (14/10/2014)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay