Việt Nam luôn mở rộng cửa đón các nhà đầu tư Bỉ và châu Âu
21:44, ngày 14-10-2014
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ, tối 13-10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự diễn đàn doanh nghiệp Bỉ - Việt Nam tại thủ đô Brussels.
Đây là sự kiện do Liên đoàn giới chủ doanh nghiệp Bỉ phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ tổ chức với sự tham dự của các đại diện từ hơn 100 doanh nghiệp hàng đầu của Bỉ và gần 50 doanh nghiệp Việt Nam.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước nghèo đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2013 là 5,6% và trong năm 2014 ước đạt 6%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người đạt trên 2.000 USD.
Việt Nam hiện có hơn 17.000 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký lên đến 250 tỷ đồng, an sinh xã hội được bảo đảm. Việt Nam cũng hoàn thành nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên vào 3 mục tiêu gồm: hoàn thành thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Mục tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 là đạt tăng trưởng GDP 6,5-7%, trong đó GDP năm 2015 đạt 6,2-6,4%. Việt Nam đang nỗ lực đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hiện nay Việt Nam đang đàm phán 6 Hiệp định Thương mại tự do với các nước trên thế giới trong đó đàm phán với EU đã cơ bản kết thúc, theo đó hai bên dự kiến sẽ ký kết hiệp định vào mùa Xuân năm 2015.
Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu, trong đó có doanh nghiệp Bỉ, tăng cường hợp tác. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Bỉ đang là một trong những điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước với con số 1,8 tỷ USD trong năm 2013, tăng 17% so với năm 2012.
Riêng 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương đã đạt 1,2 tỷ USD. Việt Nam là nước châu Á duy nhất nhận viện trợ phát triển của Bỉ và luôn mở rộng cánh cửa đón các nhà đầu tư Bỉ và châu Âu.
Tại diễn đàn, đại diện các công ty Bỉ đã đặt nhiều câu hỏi đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến việc đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay, cảng biển, xây dựng bệnh viện…
Trả lời các câu hỏi này, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho tất cả các sản phẩm, trong đó có dược phẩm; đồng thời sẽ quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là khâu đột phá và ưu tiên của Việt Nam để phát triển bền vững.
Chính phủ Việt Nam khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là hình thức đầu tư công-tư, đồng thời tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư.
Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe cho người dân nhưng hiện nay chưa đủ bệnh viện để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của họ. Do đó Việt Nam chủ trương khuyến khích đầu tư xây dựng các bệnh viện tư.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề diễn đàn, ông Marc Stordiau, Tổng giám đốc Công ty Rent-a-port, công ty vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao giấy phép đầu tư vào Việt Nam, cho biết Việt Nam có môi trường đầu tư thông thoáng với nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Đây là những lý do khiến công ty Rent-a-port chọn Việt Nam là nơi để phát triển các dự án./.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh sau 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước nghèo đã vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2013 là 5,6% và trong năm 2014 ước đạt 6%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người đạt trên 2.000 USD.
Việt Nam hiện có hơn 17.000 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký lên đến 250 tỷ đồng, an sinh xã hội được bảo đảm. Việt Nam cũng hoàn thành nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ Việt Nam đặt ưu tiên vào 3 mục tiêu gồm: hoàn thành thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Mục tiêu của Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020 là đạt tăng trưởng GDP 6,5-7%, trong đó GDP năm 2015 đạt 6,2-6,4%. Việt Nam đang nỗ lực đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết hiện nay Việt Nam đang đàm phán 6 Hiệp định Thương mại tự do với các nước trên thế giới trong đó đàm phán với EU đã cơ bản kết thúc, theo đó hai bên dự kiến sẽ ký kết hiệp định vào mùa Xuân năm 2015.
Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu, trong đó có doanh nghiệp Bỉ, tăng cường hợp tác. Kim ngạch thương mại Việt Nam - Bỉ đang là một trong những điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước với con số 1,8 tỷ USD trong năm 2013, tăng 17% so với năm 2012.
Riêng 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại song phương đã đạt 1,2 tỷ USD. Việt Nam là nước châu Á duy nhất nhận viện trợ phát triển của Bỉ và luôn mở rộng cánh cửa đón các nhà đầu tư Bỉ và châu Âu.
Tại diễn đàn, đại diện các công ty Bỉ đã đặt nhiều câu hỏi đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến việc đầu tư trong lĩnh vực dược phẩm, xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay, cảng biển, xây dựng bệnh viện…
Trả lời các câu hỏi này, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ mở cửa thị trường cho tất cả các sản phẩm, trong đó có dược phẩm; đồng thời sẽ quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là khâu đột phá và ưu tiên của Việt Nam để phát triển bền vững.
Chính phủ Việt Nam khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là hình thức đầu tư công-tư, đồng thời tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư.
Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe cho người dân nhưng hiện nay chưa đủ bệnh viện để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của họ. Do đó Việt Nam chủ trương khuyến khích đầu tư xây dựng các bệnh viện tư.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề diễn đàn, ông Marc Stordiau, Tổng giám đốc Công ty Rent-a-port, công ty vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao giấy phép đầu tư vào Việt Nam, cho biết Việt Nam có môi trường đầu tư thông thoáng với nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Đây là những lý do khiến công ty Rent-a-port chọn Việt Nam là nơi để phát triển các dự án./.
Thường trực Ban Bí thư bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại Azerbaijan  (14/10/2014)
Đoàn kết, tâm huyết, quyết tâm thực hiện các chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (14/10/2014)
Việt Nam phát huy vai trò tích cực tại Đại hội đồng IPU 131  (14/10/2014)
Việt Nam cam kết cùng phấn đấu vì giải trừ quân bị quốc tế  (14/10/2014)
Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Tổ chức Y tế Thế giới  (14/10/2014)
Tuyên bố chung Việt Nam - EU về định hướng kết thúc đàm phán FTA  (14/10/2014)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay