Khẩn trương xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão
17:01, ngày 07-10-2014
Ngày 7-10, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác ứng phó với bão mạnh, siêu bão với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu chậm nhất đến tháng 6-2015, các bộ, ngành, địa phương phải có phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão. Trong đó các địa phương cần rà soát, phân loại các công trình, nhà ở có thể đảm bảo an toàn theo các cấp gió bão làm cơ sở để xây dựng phương án sơ tán dân đối với tình huống bão mạnh và siêu bão.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cập nhật hoàn thiện và công bố về phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão khu vực dải ven biển Việt Nam; xác định vùng ảnh hưởng khi siêu bão đổ bộ vào vùng ven biển và đi sâu vào đất liền; tác động của gió bão đến công trình cơ sở hạ tầng, nhà cửa. Đồng thời nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó với siêu bão, trong đó tập trung nhận định khả năng xuất hiện siêu bão, tính toán, dự báo phạm vi gió mạnh, nước dâng do bão, mưa lũ sau bão.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão tại các tỉnh, thành phố, chuyển giao cho các bộ, ngành và địa phương để hoàn thiện phương án ứng phó.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân là một trong những giải pháp quan trọng nhất để ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ các kết quả nghiên cứu về hoạt động và ảnh hưởng của bão trước đây, có thể chia khu vực ven biển nước ta thành 5 vùng ven biển có sự khác nhau về ảnh hưởng của bão dựa theo các tiêu chí như mùa bão, các tháng nhiều bão trong năm, tần số bão trong năm, tình hình mưa do bão.
Cụ thể là Quảng Ninh - Thanh Hóa; Nghệ An - Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng - Bình Định; Phú Yên - Khánh Hòa; Ninh Thuận - Cà Mau. Trong đó vùng Quảng Ninh - Thanh Hóa đã từng ghi nhận cường độ bão cấp 15, vùng Ninh Thuận - Cà Mau có cường độ bão đã ghi nhận được là cấp 10.
Về nguy cơ ảnh hưởng của bão, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, các vùng Quảng Ninh - Thanh Hóa; Nghệ An - Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng - Bình Định có nguy cơ bão đạt cấp 15, cấp 16; Phú Yên - Khánh Hòa có thể đạt cấp 14, cấp 15 và Ninh Thuận - Cà Mau có thể lên đến cấp 12, cấp 13. Về nước dâng do bão cao nhất có thể xảy ra từ 2,0m đến 4,5m.
Các đại biểu cũng được nghe báo cáo kết quả tính toán nước biển dâng phục vụ phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão cho 3 miền Bắc - Trung - Nam; nhận định về vùng ảnh hưởng và tác động của gió, bão đến cơ sở hạ tầng, nhà cửa; kết quả triển khai xây dựng các quy định, hướng dẫn về xây dựng nhà ở, công trình theo phân vùng bão và điều kiện thiên tai ở từng vùng; hướng dẫn chằng chống nhà cửa khi siêu bão đổ bộ; hướng dẫn neo đậu phương tiện, tàu thuyền để ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão./.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cập nhật hoàn thiện và công bố về phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão khu vực dải ven biển Việt Nam; xác định vùng ảnh hưởng khi siêu bão đổ bộ vào vùng ven biển và đi sâu vào đất liền; tác động của gió bão đến công trình cơ sở hạ tầng, nhà cửa. Đồng thời nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó với siêu bão, trong đó tập trung nhận định khả năng xuất hiện siêu bão, tính toán, dự báo phạm vi gió mạnh, nước dâng do bão, mưa lũ sau bão.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão tại các tỉnh, thành phố, chuyển giao cho các bộ, ngành và địa phương để hoàn thiện phương án ứng phó.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân là một trong những giải pháp quan trọng nhất để ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
Tại hội nghị, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ các kết quả nghiên cứu về hoạt động và ảnh hưởng của bão trước đây, có thể chia khu vực ven biển nước ta thành 5 vùng ven biển có sự khác nhau về ảnh hưởng của bão dựa theo các tiêu chí như mùa bão, các tháng nhiều bão trong năm, tần số bão trong năm, tình hình mưa do bão.
Cụ thể là Quảng Ninh - Thanh Hóa; Nghệ An - Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng - Bình Định; Phú Yên - Khánh Hòa; Ninh Thuận - Cà Mau. Trong đó vùng Quảng Ninh - Thanh Hóa đã từng ghi nhận cường độ bão cấp 15, vùng Ninh Thuận - Cà Mau có cường độ bão đã ghi nhận được là cấp 10.
Về nguy cơ ảnh hưởng của bão, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, các vùng Quảng Ninh - Thanh Hóa; Nghệ An - Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng - Bình Định có nguy cơ bão đạt cấp 15, cấp 16; Phú Yên - Khánh Hòa có thể đạt cấp 14, cấp 15 và Ninh Thuận - Cà Mau có thể lên đến cấp 12, cấp 13. Về nước dâng do bão cao nhất có thể xảy ra từ 2,0m đến 4,5m.
Các đại biểu cũng được nghe báo cáo kết quả tính toán nước biển dâng phục vụ phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão cho 3 miền Bắc - Trung - Nam; nhận định về vùng ảnh hưởng và tác động của gió, bão đến cơ sở hạ tầng, nhà cửa; kết quả triển khai xây dựng các quy định, hướng dẫn về xây dựng nhà ở, công trình theo phân vùng bão và điều kiện thiên tai ở từng vùng; hướng dẫn chằng chống nhà cửa khi siêu bão đổ bộ; hướng dẫn neo đậu phương tiện, tàu thuyền để ứng phó với tình huống bão mạnh, siêu bão./.
"Việt Nam luôn luôn là người bạn láng giềng tốt của Campuchia"  (07/10/2014)
Tăng cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân  (07/10/2014)
Tăng cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân  (07/10/2014)
Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng Bí thư cấp ủy cấp huyện lần hai  (07/10/2014)
Phía sau những công văn “lạnh”  (07/10/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên