Vì sao Li-bi ngày càng bất ổn?
TCCSĐT - Kể từ khi Li-bi (Libya) tuyên bố độc lập (23-10-2011) đến nay đã gần được 3 năm. Tuy nhiên, một bức tranh ảm đạm vẫn bao trùm đất nước này thời kỳ hậu Ga-đa-phi (Gaddafi), tiếng súng vẫn nổ ở nhiều nơi, nhất là tại các thành phố dầu mỏ. Với một nền kinh tế rối loạn và bộn bề khó khăn, thì nay cuộc chiến lại rộ lên ngày càng găy gắt, nhiều nước trên thế giới đã phải rút các nhân viên sứ quán và công dân nước họ ra khỏi Li-bi.
Từ mâu thuẫn sắc tộc gia tăng…
Dư luận hẳn còn nhớ, kể từ khi “Mùa xuân Ả-rập” khởi phát, với sự cổ súy của Mỹ và phương Tây, cuộc cách mạng này đã quét qua nhiều nước và để lại hậu quả khôn lường, nhưng có lẽ Li-bi là nặng nề và dai dẳng nhất. Cái chết của nhà độc tài Ga-đa-phi đã không đưa lại trái ngọt “Mùa xuân” cho nhân dân nước này mà chỉ thấy đói nghèo, bạo lực và chết chóc.
Những cuộc giao tranh ở Tri-pô-li và thành phố Ben-ha-di (Benghazi) đã đẩy tình trạng bạo lực tại Li-bi đến mức tồi tệ nhất kể từ cuộc nội chiến năm 2011, chấm dứt 4 thập kỷ nắm quyền của nhà lãnh đạo Ga-đa-phi. Thế giới lo ngại tình trạng hỗn loạn tại Li-bi còn kéo dài vì đã gần ba năm sau cuộc nội chiến, chính phủ thân phương Tây của Li-bi vẫn không thể kiểm soát các đơn vị chiến binh được trang bị vũ khí hạng nặng của lực lượng nổi dậy trước đây.
Các cuộc giao tranh giữa các phe, nhóm sắc tộc đủ loại, tiêu biểu như các nhóm Hồi giáo cực đoan thuộc tổ chức Anh em Hồi giáo vùng Mix-ra-ta (Misrata) có mối liên hệ với tổ chức khủng bố An Kê-đa (Al Qaeda), nhóm thuộc tổ chức “Quân đội quốc gia” do tướng Kha-li-pha Han-ta (Khalifa Hafta) lãnh đạo, Nhóm “An-xa An-sa-ri-a (Ansar al-Sharia)”, nhóm ủng hộ chính phủ… vẫn liên tục diễn ra.
Diễn biến tại phiên họp Quốc hội mới được bầu của Li-bi đã thể hiện lập trường của các bên giao tranh, khi các nghị sĩ ủng hộ chiến binh Hồi giáo đã tẩy chay dự họp ở Tobruk và kêu gọi tổ chức phiên họp đầu tiên của phe đối lập ở thủ đô Tri-pô-li. Căn bệnh “giáo phái” giữa dòng Xi-a (Shia) và Su-ni (Sunni) được phương Tây và các nhóm cực đoan hậu thuẫn đã đẩy không chỉ Li-bi mà còn cả Xi-ri (Syria), Ai Cập, I-rắc (Iraq) vào vòng xoáy bạo lực, khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng trong các cuộc chiến sắc tộc, tình hình còn phức tạp hơn khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng I-rắc và cận Đông (ISIL) nổi lên ở I-rắc.
Các chuyên gia nghiên cứu thì cho rằng, nếu như ở “Cách mạng mùa thu” vấn đề chỉ mới bắt đầu của chủ nghĩa dân tộc, sắc tộc ở mức độ “ly khai” khỏi sự phụ thuộc vào Liên bang Xô Viết và hướng Tây, thì đến “Mùa xuân Ả-rập” gam mầu chủ đạo của cuộc cách mạng này là cuộc chiến giữa những người hồi giáo theo dòng Xi-a và Su-ni với sự hỗ trợ của phương Tây và các nhóm cực đoan đang bao trùm khu vực. Và giờ đây nó đang phát tác mạnh mẽ ở cả Li-bi và I-rắc.
… Đến chiến sự bùng phát trở lại
Ngày 04-8-2014, trong khi hơn 150 nghị sĩ Quốc hội Li-bi mới được bầu trước đó đang họp phiên chính thức đầu tiên thì chiến sự đã leo thang tại quốc gia này. Chính phủ Li-bi từ ngày 26-7-2014 đã cảnh báo nguy cơ “đất nước sẽ bị phá hủy vì chiến tranh” nếu các cuộc giao tranh giữa lực lượng vũ trang Din-tan (Zintan) và các tay súng Mít-ra-ta đối địch nhằm giành quyền kiểm soát sân bay Tri-pô-li vẫn tiếp diễn.
Chính phủ Li-bi dường như tỏ ra bất lực trong việc thiết lập trật tự tại các khu vực xảy ra giao tranh. Sự rối loạn đến mức, ngày 18-8 hai máy bay chiến đấu không rõ danh tính đã gầm rú trên bầu trời thủ đô Tri-pô-li và không kích xuống khu vực này khiến 6 dân thường thiệt mạng, nhưng không ai biết là của lực lượng nào.
Theo thông báo của chính phủ Li-bi, những cuộc giao tranh giữa quân Chính phủ và các tay súng Hồi giáo trong mấy tuần qua đã cướp đi hàng trăm sinh mạng và làm hơn 400 người bị thương ở thủ đô Tri-pô-li và thành phố Ben-ha-di (Benghazi). Chiến sự leo thang tại Tri-pô-li cũng khiến tình hình an ninh kinh tế bị rối loạn, các ngân hàng, trạm xăng dầu phải đóng cửa, nhiều khu vực bị cắt điện và thủ đô Tri-pô-li cũng gần như bị tê liệt. Giá nhiên liệu trên thị trường chợ đen đã lên tới 120 dinars (97 USD) cho 20 lít, trong khi mức giá niêm yết công khai chỉ là 3 dinars.
Bộ Ngoại giao Li-bi đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ thiếu nhân viên y tế, đặc biệt tại thủ đô Tri-po-li. Tình trạng này một phần là do Philippines đã ra lệnh đưa 13.000 công dân đang làm việc tại Li-bi về nước, trong đó có nhiều bác sĩ, y tá và hộ lý.
Có thể thấy, Li-bi đang phải chứng kiến những căng thẳng gia tăng lên tới đỉnh điểm kể từ sau các cuộc lật đổ chính quyền của Tổng thống Ga-đa-phi hồi cuối năm 2011. Gần ba năm trôi qua, Li-bi vẫn không thể xây dựng một chính quyền mới ổn định. Quá trình chuyển tiếp chính trị gần như bị tê liệt bởi sự chia rẽ sâu sắc giữa các phe phái, sắc tộc, đẩy tình hình an ninh đất nước đi tới chỗ khó kiểm soát. Chỉ trong chưa đầy 3 tháng qua, Li-bi đã phải 3 lần thay đổi Thủ tướng.
Ngày 23-7-2014, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã phải họp khẩn cấp về tình hình xung đột đẫm máu tại Li-bi và lên án tình hình này là “không thể chấp nhận được”, đồng thời nhấn mạnh rằng không thể dùng bạo lực để đạt các mục đích chính trị. Ngoại trưởng Mỹ ông J. Ke-ry mô tả tình hình tại Li-bi như một “vòng xoáy bạo lực đã mất kiểm soát” và coi đây là mối đe dọa thực sự với nhân viên Đại sứ quán Mỹ và các nước khác.
Ngày 26-7-2014, Tổng thống Mỹ B. Ô-ba-ma chấp thuận đề nghị của Bộ Ngoại giao Mỹ sơ tán các nhân viên khỏi Li-bi bởi tình hình ở Tri-pô-li đang ngày càng bất ổn. Để bảo vệ cho việc sơ tán sang Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã phải sử dụng cả máy bay chiến đấu F-16 và máy bay Osprey V-22.
Tiếp đến là Bộ Ngoại giao Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Man-ta (Malta), Áo, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Na Uy… cũng đưa ra những lời kêu gọi tương tự và khuyến cáo công dân nước mình không đến Li-bi. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam cũng đã hối thúc công dân rời khỏi vùng có chiến sự, nhất là các thành phố lớn ở Li-bi.
Và bài học nào cho phương Tây…
Cuộc chiến Li-bi bùng phát trở lại có lẽ cũng là bài học buộc phương Tây phải nghiên cứu để nhận rõ hơn về văn hóa bộ tộc tại Trung Cận Đông và Bắc Phi. Công việc nghiên cứu, phân tích tổ chức bộ lạc, bộ tộc tại nhiều vùng trong khu vực Trung Đông, Trung Á có tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị trong thế kỷ XXI.
Đã có những học giả Phương Tây nghiên cứu về cấu trúc quyền lực, lịch sử các cuộc xung đột bộ tộc tại Li-bi - Bộ tộc có ảnh hưởng lớn đến hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế, nhiều khi đối lập với Chính phủ Trung ương. Nắm và tiếp cận lãnh đạo (thủ lĩnh) các bộ tộc chính có ý nghĩa quan trọng trong quá trình can thiệp quân sự vào Li-bi. Lời khuyên của các nhà nghiên cứu hình như chưa được các chiến lược gia Mỹ và phương Tây tham khảo.
Li-bi có hai nhóm bộ tộc chính là Qua-pha-la (Warfalla) và Ma-ga-ri-ha (Magariha), nhưng riêng phía Đông và phía Tây Li-bi, mỗi phía cũng có đến 10 bộ lạc khác nhau. Bộ tộc xuất thân của Ga-đa-phi là Qua-ha-pha (Qaddhafa) tập trung tại bờ biển Si-te (Sirte). Trong 4 thập kỷ cầm quyền, mặc dù Ga-đa-phi đã khôn khéo ve vãn bộ tộc A-qua-qi (Awaqir) với nhiều đại diện xung quanh chính quyền của ông ta nhưng phần lớn đã phản bội và gia nhập phe nổi dậy. Giới nghiên cứu cho rằng, các liên minh bộ tộc rất lỏng lẻo, dễ hợp, dễ tan phụ thuộc vào ai đang chiếm lợi thế trên chính trường.
Mặt khác, các thế lực bên ngoài đã trang bị vũ khí cho các lực lượng dân quân trong khuôn khổ của một cuộc chiến tranh nhằm mục đích loại bỏ Ga-đa-phi trước đây thì nay lại được sử dụng vào cuộc chiến sắc tộc khiến Li-bi lâm vào một cuộc nội chiến mới ngày càng lan rộng hơn tại đây.
Li-bi ngày nay cũng giống như Áp-ga-nít-tan (Afghanistan) và I-rắc trước đây, sự can thiệp ban đầu của Mỹ và phương Tây đã mở đường cho các cuộc tàn sát và sự tàn phá lớn hơn tiếp theo. Chính quyền thân phương Tây tại Li-bi đã thất bại thảm hại trong khi cố gắng nắm quyền tại một đất nước bị tàn phá, dưới sự kiểm soát của các lực lượng dân quân Hồi giáo và bộ lạc xung đột lợi ích với nhau ngày càng gay gắt.
Giờ đây, có lẽ đã đến lúc Mỹ và các nước Phương Tây cần phải “bình tâm” suy ngẫm lại về chủ trương châm ngòi cho cuộc “cách mạng mầu” - “Mùa xuân Ả-rập”, khiến các cuộc chiến tranh sắc tộc cứ kéo dài mãi không có hồi kết cho đến hôm nay ở Li-bi và rộng lớn hơn có thể là cả vùng Trung Đông và Bắc Phi./.
Tổng Bí thư gửi điện cảm ơn tới Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc  (04/10/2014)
"Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc vào giai đoạn mới với triển vọng tốt đẹp"  (04/10/2014)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2014  (04/10/2014)
Phát triển văn hóa theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (04/10/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay