Chính phủ báo cáo Quốc hội về vụ giàn khoan Hải Dương-981
Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, trao đổi bên lề phiên họp.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì biện pháp đấu tranh ngoại giao. Một trong những biện pháp đấu tranh ngoại giao là giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc. Đến nay, đã có khoảng 20 cuộc giao thiệp giữa hai bên. Phó Thủ tướng cũng cho biết, đến nay Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan và ngày càng tăng cường lượng tàu ở khu vực xung quanh giàn khoan. Điều này cho thấy Trung Quốc vẫn ngoan cố không chịu rút giàn khoan về.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là thực hiện mọi biện pháp kiên quyết đấu tranh, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời kiên trì giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng: nhiệm vụ cao nhất của Việt Nam hiện nay là xây dựng kinh tế đất nước vững mạnh và bảo vệ chủ quyền. Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, tất cả các đại biểu Quốc hội cũng như bản thân bà đều mong muốn tìm ra các biện pháp để bảo vệ chủ quyền một cách hiệu quả, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân cả nước.
Đánh giá cao tinh thần của các ngư dân, lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển trong thời gian qua đã không quản ngại hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước, đại biểu Bùi Thị An cho biết sẽ kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ đặc biệt, kể cả về kinh tế, trang thiết bị, phương tiện để có thể bảo vệ, bảo đảm các điều kiện cho các lực lượng này có thể hoạt động bảo vệ chủ quyền.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương), truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay đã tạo lên sức mạnh đoàn kết dân tộc. Sức mạnh đó là nguyên nhân thắng lợi của các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước lâm nguy, mỗi người Việt Nam đều tự thấy trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
Chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong việc hỗ trợ ngư dân làm giàu từ biển và bám biển để đánh bắt ngư trồng thủy - hải sản, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng Chính phủ cần hỗ trợ nhiều hơn nữa về vốn, khoa học - kỹ thuật, các phương tiện đánh bắt xa bờ... để ngư dân có điều kiện bám trụ được trên ngư trường. Có như vậy mới động viên được ngư dân bám biển, làm giàu từ biển, góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước.
Đại biểu Nguyễn Thái Học kiến nghị Chính phủ cần có những gói vốn hỗ trợ về thời hạn cho vay dài hoặc mức lãi suất thấp; tạo điều kiện cho ngư dân có điều kiện trang bị tàu thuyền chắc chắn để ra khơi; hỗ trợ ngư dân các phương tiện máy móc hiện đại để ngư dân bám biển ở ngư trường xa.
Trong điều kiện hiện nay, khi các thế lực đang khiêu khích, chống phá, lực lượng Cảnh sát biển và kiểm ngư cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời, giúp ngư dân đánh bắt xa bờ cảm thấy yên tâm, tin tưởng để chủ động ra khơi./.
Việt Nam có thể khiếu nại, khởi kiện hành vi của Trung Quốc  (20/05/2014)
Cộng đồng người Hoa bức xúc vì hành động của Trung Quốc  (20/05/2014)
Trung Quốc bố trí hơn 90 tàu bảo vệ giàn khoan trái phép  (20/05/2014)
Tham mưu trưởng Không quân Indonesia thăm Việt Nam  (20/05/2014)
Hội Việt kiều tại Cuba lên án Trung Quốc xâm phạm chủ quyền  (20/05/2014)
Chủ tịch nước gửi thư nhân Ngày truyền thống phòng, chống lụt, bão  (20/05/2014)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển