Việt Nam coi văn hóa là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội
Ngày 05-5, tại trụ sở chính của Liên hợp quốc ở New York, Mỹ, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về chủ đề “Văn hóa và phát triển bền vững trong xây dựng Chương trình nghị sự về phát triển sau năm 2015”.
Trong bài phát biểu quan trọng này, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nêu rõ thế giới đang chứng kiến sự chuyển dịch về nhận thức của các quốc gia đối với vai trò của văn hóa trong phát triển và tăng trưởng kinh tế. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh trung tâm của sự dịch chuyển này là việc định hướng lại tư duy phát triển từ mô hình lấy sản xuất hàng hóa vật chất làm trung tâm chuyển sang mô hình lấy con người làm trung tâm.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho biết, Việt Nam luôn xác định rõ ràng và nhất quán rằng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030”, theo đó, hàng loạt các chương trình, biện pháp, kế hoạch hành động cụ thể đã được xác định nhằm đạt được các mục tiêu phát triển văn hóa trong thời gian tới, phù hợp với xu thế phát triển chung của cộng đồng thế giới trên cơ sở các nghị quyết, khuyến nghị, các công ước quốc tế về văn hóa của Liên hợp quốc và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO). Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nhấn mạnh Việt Nam đã khẳng định vai trò quan trọng của văn hóa trong chương trình nghị sự sau 2015 của Liên hợp quốc nói chung và mỗi quốc gia nói riêng và sự cần thiết phải lồng ghép văn hóa với các chương trình phát triển bền vững.
Để hỗ trợ thực hiện mục tiêu này, Việt Nam kêu gọi các quốc gia và cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác và thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu với sự tham gia của tất cả bên liên quan, trong đó có các chính phủ, Liên hợp quốc, khu vực tư nhân và toàn xã hội, nhằm làm cho yếu tố văn hóa thấm sâu hơn vào các chương trình phát triển của mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.
Việt Nam cũng hoan nghênh việc Liên hợp quốc và chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cùng các bên đối tác liên quan hỗ trợ các nước đang phát triển trong xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển bền vững; hỗ trợ nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ kỹ thuật nhằm làm cho văn hóa có vai trò xứng đáng trong chương trình phát triển bền vững của tất cả các quốc gia./.
Lễ khai trương Hệ thống thông tin chuyên ngành tuyên giáo  (06/05/2014)
Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương: Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị  (06/05/2014)
Đường dây 500 kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông: Chính thức đóng điện và đưa vào vận hành  (06/05/2014)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ  (06/05/2014)
Hội thảo khoa học về việc đặt tên đường, phố ở Hà Nội  (06/05/2014)
Thủ tướng yêu cầu ngừng khai thác các cầu treo xuống cấp  (06/05/2014)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên