Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII thành công tốt đẹp
TCCSĐT - Chiều 29-11-2013, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã bế mạc sau hơn một tháng làm việc tích cực, tâm huyết, đoàn kết và đầy trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội; với sự chuẩn bị công phu, nghiêm túc của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan; sự quan tâm theo dõi, giám sát và ủng hộ của đồng bào, cử tri cả nước.
Sau phiên bế mạc, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII.
Tại buổi họp báo, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, qua hơn 1 tháng làm việc, Quốc hội đã hoàn thành một khối lượng công việc lớn, góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận, xem xét và thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và ban hành Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, trong đó quy định hiệu lực của Hiến pháp; việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác được ban hành trước ngày Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thi hành, tuyên truyền và phổ biến sâu rộng nội dung của Hiến pháp sửa đổi để Hiến pháp được tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành.
Quốc hội cũng đã thông qua 8 luật, trong đó có những luật quan trọng như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đấu thầu, Luật Thi đua - Khen thưởng (sửa đổi), Luật Việc làm… Đây là các bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh và được dư luận cử tri quan tâm. Quốc hội cũng đã cho ý kiến 10 đạo luật như Luật Xây dựng (sửa đổi), Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi), Luật Đầu tư công, Luật Phá sản…
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành 1 tuần để xem xét công tác nhân sự. Cụ thể: Quốc hội đã miễn nhiệm chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Nguyễn Thiện Nhân; phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ đối với ông Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh; phê chuẩn chức danh Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đối với ông Nguyễn Văn Nên. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc và một số Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội.
Cũng trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua trong sáng 29-11 đã quy định chặt chẽ vấn đề thu hồi đất, khắc phục được những vướng mắc, khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian vừa qua. Trong đó quy định cụ thể thẩm quyền thu hồi đất, nhất là việc thu hồi đất phát triển kinh tế - xã hội, tránh việc lạm dụng, tuỳ tiện trong thu hồi đất.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, giới hạn thu hồi đất được quy định rất rõ trong Hiến pháp sửa đổi với quy định giao thẩm quyền này của Quốc hội, Chính phủ và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố và chỉ thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội trong trường hợp thực sự cần thiết, với cơ chế công khai, minh bạch cho nhân dân giám sát, kiểm tra, nhất là người dân bị thu hồi đất.
Với tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trước nhân dân và với những đóng góp tích cực, trí tuệ của các vị đại biểu Quốc hội, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đã thành công tốt đẹp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng đồng bào và cử tri cả nước./.
Bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (29/11/2013)
Thông cáo số 31 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII  (29/11/2013)
Kỷ niệm 38 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào  (29/11/2013)
Chúc mừng Quốc khánh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào  (29/11/2013)
Bế mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài  (29/11/2013)
Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Đất đai  (29/11/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển