Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm ước đạt 5,14%
Tốc độ tăng trưởng này theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu là một con số chấp nhận được trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
So với mức tăng 4,73% của cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2012, mức tăng GDP 3 quý đầu năm nay đã có sự cải thiện đáng kể và có sự nhích lên qua từng quý (quý I: 4,89%, quý II: 5%). Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng tốc độ tăng trưởng năm nay khó có khả năng đạt mục tiêu 5,5%.
Hiện nay, điều kiện kinh doanh tuy có cải thiện nhưng vẫn đầy khó khăn, thách thức với các doanh nghiệp. Trong quý III, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với quý trước; có 19.323 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký gần 88.000 tỷ đồng, giảm 17% về lượng và 23% về giá trị so với quý II-2013.
Tính chung 9 tháng đầu năm, cả nước có 58.231 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký 281.359 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 22% về vốn.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động gần 11.300 đơn vị, chủ yếu tập trung vào ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy; xây dựng và công nghiệp chế biến chế tạo.
Điểm lạc quan là sản xuất công nghiệp đã có chiều hướng được cải thiện với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2012, cao hơn mức tăng 5,3% trong 8 tháng đầu năm.
Về sản xuất nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp không ít khó khăn do thời tiết phức tạp. Bên cạnh đó, giá bán nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong khi nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Điều này gây khó khăn cho ngành chăn nuôi nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, khu vực và trong nước đã phần nào ảnh hưởng đến khu vực dịch vụ trong 9 tháng đầu năm 2013. Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ 9 tháng đầu năm 2013 ước đạt 6,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Hiện khu vực này vẫn có mức đóng góp cao nhất vào tăng trưởng GDP. Trong đó, một số lĩnh vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá như: dịch vụ thông tin và truyền thông, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ vận tải và kho bãi.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 58,4 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ và chiếm 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhập siêu 9 tháng ước khoảng 124 triệu USD, bằng 0,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Riêng khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xuất siêu gần 4 tỷ USD (nếu tính cả dầu thô xuất siêu khoảng 9,4 tỷ USD).
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 1,06% so với tháng trước, tăng 4,63% so với tháng 12-2012. Nhóm hàng hóa tác động mạnh nhất đến CPI tháng này là giáo dục với mức tăng tới 9,38% (trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 10,66%)./.
"Việt kiều luôn làm cầu nối hữu nghị Việt Nam và Pháp"  (25/09/2013)
Việt - Nhật tăng cường quan hệ giữa 2 đảng cộng sản  (25/09/2013)
Ấn Độ coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam  (25/09/2013)
Nét đặc sắc về văn hóa trong phong cách giao tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (25/09/2013)
Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp: Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng  (25/09/2013)
Quan hệ đối tác chiến lược Việt - Anh phát triển sâu rộng  (24/09/2013)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam