Chính trị Cam-pu-chia bao giờ ổn định
20:35, ngày 16-09-2013
TCCSĐT - Trong thời gian gần đây, dư luận khu vực không chỉ quan tâm chú ý đến sự kiện bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ V tại xứ chùa Tháp mà còn bởi những phát ngôn gây sốc của các lãnh đạo đảng đối lập nhằm mục đích quảng bá, lôi kéo cử tri bằng tinh thần dân tộc cực đoan cho đảng này.
Con bài nhạy cảm
Cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ V-2013, đã có 8 đảng chính trị tại Cam-pu-chia tham gia trong đó có 2 đảng thắng cử bao gồm Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP) - đảng cầm quyền và Đảng Cứu nguy dân tộc Cam-pu-chia (CNRP) do thủ lĩnh Xam Rên-xy (Sam Rainsy) lãnh đạo. Hội đồng Hiến pháp Cam-pu-chia (CCC) và Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC) là hai cơ quan có quyền tổ chức và phán quyết liên quan đến bầu cử.
Để vận động tranh cử, các chính đảng tại Cam-pu-chia đã diễu hành, tuyên truyền rầm rộ nhằm thu hút cử tri. Tuy nhiên bên cạnh việc đa số chính đảng chấp hành “luật chơi” bầu cử vẫn còn có chính đảng đã "phá rào" với những phát ngôn gây sốc cho dư luận trong nước và khu vực cũng như lợi dụng những vấn đề nhạy cảm như biên giới, lãnh thổ, dân tộc nhằm lôi kéo cử tri. Phát biểu trước đám đông ủng hộ, thủ lĩnh Đảng đối lập CNRP Cam-pu-chia Xam Rên-xy cho rằng “cần phải thu hồi lại các phần lãnh thổ bị Thái Lan và Việt Nam xâm chiếm” và “xem xét lại tất cả những hiệp định về biên giới đã ký với các nước láng giềng”. Lo ngại trước những phát biểu vô trách nhiệm của thủ lĩnh Đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Cam-pu-chia Xam Rên-xy, Đại sứ Mỹ tại Cam-pu-chia Uy-li-am Tót (Wiliam E. Tood) đã cảnh báo, “Mỹ công nhận kết quả bầu cử tại Cam-pu-chia diễn ra công bằng, tự do, phi bạo lực. Mỹ không ủng hộ, thiên vị bất cứ chính đảng nào nhưng việc thủ lĩnh Đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Cam-pu-chia Xam Rên-xy sử dụng chính sách phân biệt chủng tộc để vận động tranh cử là điều Mỹ không thể chấp nhận”.
Con bài tẩy - đại biểu tình
Ngay sau khi cuộc bầu cử kết thúc ngày 28-7, cho đến lúc Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC) công bố kết quả bầu cử sơ bộ ngày 12-8, Đảng đối lập CNRP và thủ lĩnh của đảng này ông Xam Rên-xy đã có chủ trương chống phá, viện lý do "đã xảy ra nhiều bất thường trong ngày bầu cử" để không công nhận kết quả sơ bộ. Tuy nhiên, đảng này đã không đưa ra bằng chứng cụ thể nào. Ở giai đoạn này, NEC chưa công bố kết quả bầu cử chính thức nên CNRP chưa có lý do để phản đối kết quả bầu cử. Do vậy, đảng này chủ trương tập trung vào việc đòi CCC và NEC thành lập Ủy ban điều tra độc lập với thành phần đại diện các đảng trúng cử, Liên hợp quốc và tổ chức NGO’s. Ngay lập tức Liên hợp quốc đã tuyên bố điều này là vô lý và không đúng chức năng của Liên hợp quốc.
Để tăng thêm sức nặng, ngày 7-9, Đảng đối lập CNRP đã tổ chức biểu tình quy mô lớn tại thủ đô Phnôm Pênh với sự tham gia của khoảng 10.000 người. Tuy nhiên với sự kiềm chế của các đảng, cuộc biểu tình đã diễn ra hòa bình. Đảng đối lập CNRP tiếp tục kêu gọi tẩy chay kết quả bầu cử và biểu tình 3 ngày, 3 đêm từ ngày 15 đến ngày 17-9-2013.
Căn cứ kết quả bầu cử chính thức do NEC công bố ngày 8-9, Đảng CPP giành được 68/123 ghế Quốc hội, Đảng đối lập CNRP được 55/123 ghế và Đảng CPP giành thắng lợi có quyền tổ chức chính phủ với sự tham gia của đảng đối lập CNRP. Tuy nhiên, Đảng đối lập CNRP tiếp tục tuyên bố tẩy chay không họp Quốc hội và đe dọa biểu tình tại thủ đô Phnôm Pênh.
Những diễn phức tạp như trên tiếp tục làm cho tình hình chính trị Cam-pu-chia nóng lên. Trong ngày 12-9, tại nơi Đảng đối lập CNRP chuẩn bị nói chuyện với người ủng hộ tại thành phố Xiêm Riệp xuất hiện 01 quả lựu đạn cũ. Ngày 13-9, các lực lượng chức năng cũng phát hiện 01 quả bom bằng can nhựa đựng thuốc nổ TNT trước trụ sở Quốc hội và 03 quả đạn M79 gần Công viên Dân chủ nơi Đảng đối lập CNRP chuẩn bị biểu tình tại thủ đô Phnôm Pênh. Cơ quan rà phá bom mìn Cam-pu-chia (CMAC) đã tổ chức thu hồi và kích nổ quả bom trên.
Có thể nói, dư luận Cam-pu-chia hết sức lo ngại với những diễn biến mới tại Cam-pu-chia. Các đại sứ quán Mỹ và Úc tại Cam-pu-chia tiếp tục yêu cầu công dân nước mình nâng cao cảnh giác, đề phòng an ninh, tránh xa những nơi tập trung đông người tại Cam-pu-chia. Nếu Đảng đối lập CNRP kiên quyết tổ chức biểu tình 3 ngày, 3 đêm với số lượng 20.000 người và diễu hành trên đường phố Phnôm Pênh, không thể nói trước được những rủi ro sẽ xảy ra khi xảy ra hành động quá khích, bạo lực giữa người biểu tình và người ủng hộ chính quyền với chính quyền và bản thân nội bộ người biểu tình, số tội phạm trà trộn để cướp phá./.
Cuộc bầu cử Quốc hội nhiệm kỳ V-2013, đã có 8 đảng chính trị tại Cam-pu-chia tham gia trong đó có 2 đảng thắng cử bao gồm Đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP) - đảng cầm quyền và Đảng Cứu nguy dân tộc Cam-pu-chia (CNRP) do thủ lĩnh Xam Rên-xy (Sam Rainsy) lãnh đạo. Hội đồng Hiến pháp Cam-pu-chia (CCC) và Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC) là hai cơ quan có quyền tổ chức và phán quyết liên quan đến bầu cử.
Để vận động tranh cử, các chính đảng tại Cam-pu-chia đã diễu hành, tuyên truyền rầm rộ nhằm thu hút cử tri. Tuy nhiên bên cạnh việc đa số chính đảng chấp hành “luật chơi” bầu cử vẫn còn có chính đảng đã "phá rào" với những phát ngôn gây sốc cho dư luận trong nước và khu vực cũng như lợi dụng những vấn đề nhạy cảm như biên giới, lãnh thổ, dân tộc nhằm lôi kéo cử tri. Phát biểu trước đám đông ủng hộ, thủ lĩnh Đảng đối lập CNRP Cam-pu-chia Xam Rên-xy cho rằng “cần phải thu hồi lại các phần lãnh thổ bị Thái Lan và Việt Nam xâm chiếm” và “xem xét lại tất cả những hiệp định về biên giới đã ký với các nước láng giềng”. Lo ngại trước những phát biểu vô trách nhiệm của thủ lĩnh Đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Cam-pu-chia Xam Rên-xy, Đại sứ Mỹ tại Cam-pu-chia Uy-li-am Tót (Wiliam E. Tood) đã cảnh báo, “Mỹ công nhận kết quả bầu cử tại Cam-pu-chia diễn ra công bằng, tự do, phi bạo lực. Mỹ không ủng hộ, thiên vị bất cứ chính đảng nào nhưng việc thủ lĩnh Đảng đối lập Cứu nguy dân tộc Cam-pu-chia Xam Rên-xy sử dụng chính sách phân biệt chủng tộc để vận động tranh cử là điều Mỹ không thể chấp nhận”.
Con bài tẩy - đại biểu tình
Ngay sau khi cuộc bầu cử kết thúc ngày 28-7, cho đến lúc Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC) công bố kết quả bầu cử sơ bộ ngày 12-8, Đảng đối lập CNRP và thủ lĩnh của đảng này ông Xam Rên-xy đã có chủ trương chống phá, viện lý do "đã xảy ra nhiều bất thường trong ngày bầu cử" để không công nhận kết quả sơ bộ. Tuy nhiên, đảng này đã không đưa ra bằng chứng cụ thể nào. Ở giai đoạn này, NEC chưa công bố kết quả bầu cử chính thức nên CNRP chưa có lý do để phản đối kết quả bầu cử. Do vậy, đảng này chủ trương tập trung vào việc đòi CCC và NEC thành lập Ủy ban điều tra độc lập với thành phần đại diện các đảng trúng cử, Liên hợp quốc và tổ chức NGO’s. Ngay lập tức Liên hợp quốc đã tuyên bố điều này là vô lý và không đúng chức năng của Liên hợp quốc.
Để tăng thêm sức nặng, ngày 7-9, Đảng đối lập CNRP đã tổ chức biểu tình quy mô lớn tại thủ đô Phnôm Pênh với sự tham gia của khoảng 10.000 người. Tuy nhiên với sự kiềm chế của các đảng, cuộc biểu tình đã diễn ra hòa bình. Đảng đối lập CNRP tiếp tục kêu gọi tẩy chay kết quả bầu cử và biểu tình 3 ngày, 3 đêm từ ngày 15 đến ngày 17-9-2013.
Căn cứ kết quả bầu cử chính thức do NEC công bố ngày 8-9, Đảng CPP giành được 68/123 ghế Quốc hội, Đảng đối lập CNRP được 55/123 ghế và Đảng CPP giành thắng lợi có quyền tổ chức chính phủ với sự tham gia của đảng đối lập CNRP. Tuy nhiên, Đảng đối lập CNRP tiếp tục tuyên bố tẩy chay không họp Quốc hội và đe dọa biểu tình tại thủ đô Phnôm Pênh.
Những diễn phức tạp như trên tiếp tục làm cho tình hình chính trị Cam-pu-chia nóng lên. Trong ngày 12-9, tại nơi Đảng đối lập CNRP chuẩn bị nói chuyện với người ủng hộ tại thành phố Xiêm Riệp xuất hiện 01 quả lựu đạn cũ. Ngày 13-9, các lực lượng chức năng cũng phát hiện 01 quả bom bằng can nhựa đựng thuốc nổ TNT trước trụ sở Quốc hội và 03 quả đạn M79 gần Công viên Dân chủ nơi Đảng đối lập CNRP chuẩn bị biểu tình tại thủ đô Phnôm Pênh. Cơ quan rà phá bom mìn Cam-pu-chia (CMAC) đã tổ chức thu hồi và kích nổ quả bom trên.
Có thể nói, dư luận Cam-pu-chia hết sức lo ngại với những diễn biến mới tại Cam-pu-chia. Các đại sứ quán Mỹ và Úc tại Cam-pu-chia tiếp tục yêu cầu công dân nước mình nâng cao cảnh giác, đề phòng an ninh, tránh xa những nơi tập trung đông người tại Cam-pu-chia. Nếu Đảng đối lập CNRP kiên quyết tổ chức biểu tình 3 ngày, 3 đêm với số lượng 20.000 người và diễu hành trên đường phố Phnôm Pênh, không thể nói trước được những rủi ro sẽ xảy ra khi xảy ra hành động quá khích, bạo lực giữa người biểu tình và người ủng hộ chính quyền với chính quyền và bản thân nội bộ người biểu tình, số tội phạm trà trộn để cướp phá./.
Tia sáng cuối đường hầm  (16/09/2013)
Tuần tin Cải cách hành chính từ 9-9 đến 15-9  (16/09/2013)
Lào Cai: chú trọng phát triển “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong thời kỳ mới  (16/09/2013)
Lào Cai: chú trọng phát triển “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong thời kỳ mới  (16/09/2013)
Việt Nam tham dự cuộc họp quan chức ASEAN - Trung Quốc  (15/09/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển