Việt Nam tham dự cuộc họp quan chức ASEAN - Trung Quốc
Trong hai ngày 14 và 15-9-2013, tại thành phố Tô Châu, Trung Quốc, đã diễn ra các cuộc họp lần thứ 6 Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc và cuộc họp lần thứ 9 Nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc về triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh, Trưởng đoàn Quan chức Cấp cao ASEAN của Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp.
Đáng chú ý tại cuộc họp lần này, ngoài việc định kỳ kiểm điểm và thúc đẩy thực hiện DOC, ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành tham vấn chính thức lần đầu tiên ở cấp SOM về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hai bên tại Brunei ngày 30-6 vừa qua.
Về triển khai thực hiện DOC, các nước ASEAN và Trung Quốc hoan nghênh những kết quả đạt được trong thời gian qua như việc thông qua Quy tắc Hướng dẫn triển khai DOC tháng 7-2011, duy trì họp định kỳ cấp SOM và Nhóm Công tác chung, tổ chức các hội thảo trao đổi khả năng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực theo quy định của DOC.
Các nước ASEAN và Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của DOC và khẳng định cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC cũng như Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm DOC được Cấp cao ASEAN-Trung Quốc thông qua tháng 11-2012 nhằm tăng cường sự tin cậy, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp vì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Cuộc họp nhất trí tiếp tục tăng cường tham vấn giữa hai bên và đã thông qua Kế hoạch công tác thực hiện DOC cho năm 2013 - 2014 với dự kiến về lịch họp cấp SOM và Nhóm Công tác chung, cũng như các đề xuất hợp tác trong khuôn khổ DOC như nghiên cứu thiết lập đường dây nóng, tổ chức các hội thảo về tìm kiếm và cứu nạn, bảo an toàn hàng hải và thông tin trên biển, khoa học và công nghệ biển, bảo vệ nguồn sinh thái ở Biển Đông…
Trao đổi về COC, ASEAN và Trung Quốc hoan nghênh, đánh giá cao việc hai bên lần đầu tiên tiến hành tham vấn chính thức về COC. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; cho rằng trong bối cảnh tình hình Biển Đông còn diễn biến phức tạp, càng cần thiết phải xây dựng được COC, đi đôi với việc tăng cường hơn nữa xây dựng lòng tin và môi trường thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.
Trên tinh thần đó, hai bên đã đạt được nhất trí bước đầu về những bước đi sắp tới cho việc xây dựng COC. Hai bên khẳng định, cấp SOM ASEAN-Trung Quốc về DOC, với tư cách là cơ chế chính để xây dựng COC, cần phải quyết tâm và nỗ lực hơn nữa trong nhiệm vụ này; đồng thời giao cho Nhóm Công tác chung và các cơ chế trực thuộc (có thể được lập sau này) nhiệm vụ hỗ trợ cấp SOM trao đổi về xây dựng COC.
Cấp SOM cũng có nhiệm vụ định kỳ báo cáo tiến độ xây dựng COC lên Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc hàng năm. Các nước chia sẻ COC cần được xây dựng và nâng cao hơn trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản đã được thống nhất trong các văn kiện đã có giữa ASEAN và Trung Quốc, nhất là DOC năm 2002, Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC, kết luận của các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc tháng Sáu và tháng Tám vừa qua.
Với kết quả nêu trên, các nước đánh giá cuộc họp tham vấn chính thức đầu tiên về COC ở cấp SOM ASEAN-Trung Quốc là sự khởi đầu tích cực và có ý nghĩa. Tuy nhiên, phía trước còn nhiều vấn đề cần tiếp tục bàn thảo và giải quyết. Do đó, cả ASEAN và Trung Quốc cần phải tiếp tục thực hiện tốt DOC đi đôi với việc quyết tâm xây dựng COC, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã chia sẻ đánh giá về những tiến triển gần đây trong triển khai DOC, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả các các nguyên tắc và quy định của DOC, đi đôi với việc tăng cường hơn nữa việc triển khai các hoạt động hợp tác xây dựng lòng tin trong khuôn khổ DOC.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh ủng hộ quan điểm chung của ASEAN trong việc cần sớm có COC mang tính ràng buộc và quy định tổng thể các quy tắc, hành vi ứng xử của các bên nhằm bảo đảm hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải, ngăn ngừa và quản lý xung đột, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Thứ trưởng cho rằng nếu làm tốt điều này sẽ vừa đóng góp vào việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc, vừa tích cực góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển chung ở Biển Đông cũng như khu vực nói chung./.
Khẩn trương ổn định tình hình, tạo điều kiện để bà con xã Nghi Phương, Nghệ An phát triển sản xuất  (15/09/2013)
Sớm ổn định cuộc sống cho các tiểu thương bị thiệt hại trong vụ cháy Trung tâm thương mại Hải Dương  (15/09/2013)
Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước Hungary, Đan Mạch  (15/09/2013)
“Ngày hội văn hoá Việt - Nhật” tại Thành phố Hồ Chí Minh  (15/09/2013)
Phát huy vai trò của Công đoàn Viên chức Việt Nam trong công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em  (15/09/2013)
Chuyển biến tích cực ở đảng bộ huyện Tân Kỳ - Nghệ An  (15/09/2013)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm