Các địa phương khắc phục hậu quả bão số 6
* Tại tỉnh Thanh Hóa, đến 10h ngày 8-8, bão số 6 đã làm gần 200 ngôi nhà bị đổ, tốc mái, gần 3.000ha lúa bị ngập úng, trên 1.000ha mía bị đổ, gãy; hàng nghìn ha hoa màu các loại bị hư hại; 135 ha thủy sản bị mất trắng; gần 300m đê biển bị lở; hàng nghìn mét khối đường liên thôn, xã bị sạt lở. Do chủ động ứng phó nên khi bão đi qua, Thanh Hóa không có thiệt hại về người. Ước tính thiệt hại về tài sản, cây cối, hoa màu... khoảng 167 tỷ đồng.
Tỉnh Thanh Hoá tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương rà soát, kiểm tra các công trình đê điều, hồ đập sau các trận mưa để kịp thời ứng cứu khi có sự cố; tập trung sửa chữa, làm vệ sinh nhà cửa, đường sá, giải phóng ách tắc giao thông. Đối với các huyện miền núi, tỉnh chỉ đạo kiểm tra những khu vực xung yếu, có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
Ông Nguyễn Trọng Hải, Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Một số huyện miền núi đã xây dựng các phương án phòng chống lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Yêu cầu các thông, bản cử người cảnh giới cho các vùng dễ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Khi có những tình huống mưa lớn xảy ra sẽ đánh kẻng báo động. Tỉnh cũng giao trách nhiệm cho Chủ tịch UBND các huyện miền núi chịu trách nhiệm về việc triển khai biện pháp phòng chống lũ ống, lũ quét và sạt lở đất”.
Theo ông Nguyễn Trọng Hải, để nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân sau bão, tỉnh đang chỉ đạo tập trung quyết liệt các cấp, các ngành, các công ty thủy nông phối hợp chặt chẽ với các địa phương, thực hiện việc tiêu úng cứu lúa; các huyện có đê, hồ đập tiến hành rà soát, kiểm tra tình hình đê điều, hồ đập để khắc phục sự cố; huy động lực lượng để làm vệ sinh, sữa chữa nhà hư hỏng, giải tỏa ách tắc những tuyến đường có cây cối đổ.
* Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình, bão số 6 đã làm ngập úng 1.000ha lúa và 27ha ngô bị gẫy đổ, 54 căn nhà và 160 lều chòi bị sập và tốc mái, 67 cột điện và gần 1.000 cây xanh bị bật gốc, gẫy đổ.
Tỉnh Ninh Bình đang triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do bão số 6 gây ra, tập trung vận hành 30 máy bơm tiêu nước đệm đồng thời dừng hoạt động các bến đò ngang, đò dọc trên địa bàn tỉnh. Các lực lượng: thanh niên, công an, quân đội, biên phòng triển khai lực lượng đến các địa phương giúp dân khôi phục sản xuất, sửa chữa nhà cửa.
Ông Nguyễn Văn Cao, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão tỉnh Ninh Bình cho biết: Văn phòng đang chỉ đạo tìm mọi cách để khôi phục sản xuất, kiểm tra thực tế để kịp thời có hướng xử lý các sự cố sau bão; tiến hành sữa chữa nhà, lều, lán bị đổ; cắt tỉa những cây đổ trên đường để bảo đảm giao thông được thông suốt. Văn phòng cũng tích cực chỉ đạo khắc phục lại hệ thống điện sinh hoạt cho người dân. Đề phòng mưa sau bão lớn thì lũ trên các triền sông đều tăng cao, các đơn vị chức năng tiếp tục trực 24/24h để triển khai nhanh các phương án phòng chống.
* Tại Hà Tĩnh, bên cạnh những thiệt hại do bão gây ra ở các huyện đồng bằng, ven biển, từ đêm qua mưa lớn đã xảy ra trên diện rộng. Lượng mưa đo được tại huyện miền núi Hương Khê đạt 110mm. Theo dự báo, mưa do hoàn lưu bão dễ gây ra lũ quét và sạt lở đất ở các huyện miền núi, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão huyện Hương Khê đã lập các đoàn công tác đi kiểm tra các hồ chứa, bảo đảm vận hành tiêu úng cho hạ du, xây dựng phương án di dời dân khi có tình huống xảy ra.
Ông Nguyễn Trọng Hoài, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Điều đáng lo ngại hiện nay là các công trình thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm rồi nên đã bị hư hỏng xuống cấp. Huyện đã cử các đoàn kiểm tra để có các biện pháp, phương án giúp các địa phương. Tập trung chỉ đạo đôn đốc sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi. Đối với người dân ở hạ du nguy cơ sạt lở ven sông thì chúng tôi đã có phương án di dời dân được triển khai đến các xã khi có tình huống xảy ra”.
* Mưa bão cũng gây thiệt hại nặng nề về tài sản và hoa màu của tỉnh Nam Định. Hệ thống điện bị thiệt hại nặng với 10 cột cao thế, 200 cột hạ thế bị ngã đổ, hệ thống đê kè, hồ nuôi trồng thủy sản hư hỏng nặng, kè bãi tắm Khu du lịch Quất Lâm bị sập 170m, hơn 170 ki-ốt, hàng quán tại hai khu du lịch Quất Lâm và Thịnh Long bị tốc mái, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân cũng bị hư hại nặng, tổng thiệt hại của Nam Định ước khoảng 64 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Viết Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định nói: “Hiện nay chúng tôi đang chỉ đạo giao cho điện lực báo cáo với Điện lực miền Bắc có kế hoạch sớm khôi phục lưới điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn, trước mắt phục vụ cho việc tiêu thoát nước cho các khu vực sản xuất và khu vực trung tâm, khẩn trương khắc phục lưới điện sinh hoạt cho nhân dân. Thứ hai là khẩn trương khắc phục sự cố về đê kè để bảo đảm nếu như có cơn bão tiếp theo thì có thể đối phó được”.
* Hoàn lưu bão số 6 cũng đã ảnh hưởng trực tiếp tới Hà Nội. Từ đêm qua đến chiều nay (8-8), Hà Nội có mưa lớn, nhiều tuyến phố ngập sâu trong nước, gây khó khăn cho người và phương tiện đi lại. Một cây xà cừ trên phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng bất ngờ đổ xuống đường, khiến một người đàn ông đi xe máy không xử lý kịp, đâm thẳng vào thân cây ngã xuống đường tử vong. Các ngành chức năng thành phố Hà Nội đang tập trung khắc phục tình trạng ngập úng khu vực nội đô./.
Tiếp tục học tập, quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI  (08/08/2013)
Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam  (08/08/2013)
Về tính đa dạng của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội: từ Các Mác tới Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực tiễn Việt Nam  (08/08/2013)
Nhiều việc làm thiết thực nhân Ngày vì nạn nhân chất độc da cam  (08/08/2013)
Năm 2012 đứng thứ tám trong 10 năm nóng nhất từ 1880  (08/08/2013)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7  (08/08/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên