Liên hợp quốc nỗ lực thúc đẩy giải quyết vấn đề Triều Tiên
Ông Ban Ki-moon đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Hàn Quốc đề nghị Triều Tiên đối thoại chính thức về khu công nghiệp Kaesong và yêu cầu Bình Nhưỡng hồi đáp trước ngày 26-4, nếu không sẽ phải đối mặt với "các biện pháp mạnh".
Tổng thư ký Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc Triều Tiên đình chỉ hoạt động của khu công nghiệp Kaesong cũng như các tác động về kinh tế và nhân đạo của việc này. Bày tỏ hy vọng khu công nghiệp Kaesong sẽ sớm hoạt động bình thường trở lại thông qua đối thoại, Tổng thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh khu công nghiệp này "là bằng chứng về sự hợp tác thành công giữa hai miền Triều Tiên, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và là cầu nối nhân dân hai nước", và hy vọng rằng dự án này không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chính trị và an ninh.
Trong diễn biến liên quan, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William Burns đang ở thăm Trung Quốc ngày 25-4 đã có các cuộc hội đàm với nhiều quan chức nước chủ nhà, gồm Phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị. Theo Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, trong các cuộc hội đàm, ông Burns đã tái khẳng định sự cần thiết phải phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên một cách có thể kiểm chứng.
Trung Quốc là chặng dừng chân thứ hai trong chuyến công du của ông Burns tới 5 nước châu Á bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Kazakhstan và Mông Cổ. Tại Nhật Bản ngày 24-4, ông Burns và Thứ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Chikao Kawai đã khẳng định sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa hai nước cũng như với Hàn Quốc để đối phó với Triều Tiên.
Từ ngày 27 - 28-4, ông Burns sẽ thăm Hàn Quốc và hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Kim Kyou-hyun. Ngoài các vấn đề quan hệ song phương, hai bên cũng sẽ tập trung thảo luận về vấn đề Triều Tiên.
Trung Quốc đang cân nhắc tổ chức hội đàm ba bên không chính thức với Mỹ và Hàn Quốc để tìm ra giải pháp hiệu quả cho vấn đề Triều Tiên. Ý tưởng tổ chức kênh đối thoại ba bên gồm các quan chức chính phủ và học giả ba nước Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc được Bắc Kinh đưa ra nhân chuyến thăm mới đây của Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se, trong đó giới chức ngoại giao hai nước nhất trí thiết lập đường dây nóng để tham vấn chính sách đối với Triều Tiên.
Một quan chức ngoại giao giấu tên của Hàn Quốc cho biết thêm rằng ý tưởng trên sẽ là cơ sở để ba nước thiết lập cơ chế đối thoại ba bên cấp cao thảo luận về đối sách mang tầm chiến lược.
Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 25-4 khẳng định nước này sẽ tiếp tục nỗ lực phối hợp với cộng đồng quốc tế thúc đẩy phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Trong cuộc họp báo thường kỳ, trả lời câu hỏi của báo giới về chuyến thăm Mỹ của Đặc phái viên Trung Quốc về Triều Tiên Vũ Đại Vĩ, bà Hoa Xuân Oánh cho biết Trung Quốc đang duy trì các cuộc tiếp xúc với các bên liên quan và theo dõi sát tình hình chung để đảm bảo hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.
Cùng ngày, hãng tin Fars của Iran dẫn lời Tổng thống nước này Mahmoud Ahmedinejad kêu gọi lãnh đạo các nước trong khu vực Đông Bắc Á cùng sáng suốt giải quyết những phức tạp hiện nay bằng biện pháp ngoại giao, để sớm đưa tình hình trở lại bình thường.
Tổng thống Iran cũng cho biết Tehran sẵn sàng đứng ra làm trung gian hòa giải những bất đồng hiện nay và hạ nhiệt bầu không khí căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên./.
Chung tay hỗ trợ giáo dục  (26/04/2013)
Thủ tướng tiếp xúc với lãnh đạo của ba nước ASEAN  (26/04/2013)
ASEAN tái khẳng định quan trọng an ninh Biển Đông  (26/04/2013)
ASEAN cam kết tăng cường hỗ trợ Myanmar cải cách  (26/04/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên