Việt Nam tham dự Đối thoại Ấn Độ - ASEAN lần thứ 5
Chủ đề của Đối thoại lần này là “Ấn Độ-ASEAN: Tầm nhìn về đối tác và thịnh vượng” với sự tham dự của các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế, các quan chức chính phủ, các chuyên gia,… từ các nước ASEAN và Ấn Độ.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu tham dự hội nghị.
Trong hai ngày làm việc, Đối thoại Ấn Độ - ASEAN lần thứ 5 tập trung thảo luận các chủ đề: “Hợp tác an ninh Ấn Độ - ASEAN: Tiến tới hoà bình và ổn định”; “Những thách thức an ninh không truyền thống: An ninh lương thực, quản lý nguồn nước và dịch bệnh”; “ Tương lai của thị trường năng lượng toàn cầu: Vai trò của năng lượng mới và năng lượng tái tạo trong phát triển bền vững"; “Hợp tác giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam (CLMV) và khu vực Đông Bắc Ấn Độ: Những cơ hội và thách thức"; “Mở rộng các mạng lưới thông qua kết nối: trên bộ, trên biển và trên không.”
Phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid nhấn mạnh Đối thoại Ấn Độ - ASEAN lần thứ 5 là diễn đàn để tiến hành các cuộc thảo luận giữa các đại diện chính phủ, các chuyên gia, các đại diện doanh nghiệp về các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh mà cả Ấn Độ và ASEAN cùng quan tâm.
Cuộc đối thoại lần này mang ý nghĩa quan trọng hơn bởi đây là cuộc đối thoại đầu tiên sau hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ Đối tác đối thoại ASEAN - Ấn Độ hồi tháng 12-2012. Tuyên bố tầm nhìn đã được thông qua tại hội nghị cấp cao này đã đưa ra những cơ hội to lớn cho sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa ASEAN và Ấn Độ.
Ngoại trưởng Khurshid nhấn mạnh chủ đề của Đối thoại năm nay đã nêu bật mong muốn chung của Ấn Độ và ASEAN trong việc đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung. Quan hệ giữa Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN được thể hiện rõ trong dòng tư tưởng, văn hóa, sự hiểu biết và hành động; sự kết nối giữa các nền văn minh, lịch sử trao đổi thương mại và giáo dục.
Trong thời kỳ hiện đại, hai bên không chỉ có thể tái khám phá mối liên hệ này mà còn thúc đẩy mối quan hệ đó trong những lĩnh vực đa dạng, vì lợi ích của nhân dân Ấn Độ và ASEAN. ASEAN và Ấn Độ đang và sẽ tiếp tục là những đối tác tự nhiên trong giải quyết những yêu cầu chung về phát triển kinh tế và thịnh vượng. Ấn Độ và ASEAN cùng chung tầm nhìn về một châu Á hoà bình, thịnh vượng và đang trỗi dậy.
Hai bên có một không gian kinh tế năng động, là nơi chiếm 1/4 dân số thế giới và GDP kết hợp lên tới 3,8 nghìn tỷ USD. Thương mại giữa ASEAN - Ấn Độ tăng 37% trong năm 2011 - 2012 đã giúp hai bên vượt mục tiêu kim ngạch thương mại 70 tỷ USD trước thời hạn vào năm ngoái và đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại lên 100 tỷ USD vào năm 2015.
Hai bên đã cùng giải quyết những thách thức không truyền thống và bảo vệ môi trường an ninh - chính trị chung. Ấn Độ đã tích cực tham gia các diễn đàn của ASEAN và tiếp tục ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong “cấu trúc” khu vực.
Ngoại trưởng Khurshid cũng nêu bật quan hệ hợp tác giữa hai bên trong việc chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền, buôn lậu ma tuý và vấn đề an ninh mạng. Ông nhấn mạnh đến sự kết nối giữa Ấn Độ và ASEAN thông qua địa lý, thể chế hoặc giữa con người với con người. Các dự án đường cao tốc Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan đang đạt tiến triển và để mở rộng tuyến đường này tới Campuchia, Lào và Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa.
Tại cuộc đối thoại, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh đã nhấn mạnh chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ được thực hiện từ năm 1991, trong đó có nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước ASEAN. Trong hai thập niên qua, ASEAN đã liên kết với Ấn Độ trong mối quan hệ phát triển nhanh chóng thành Đối tác đối thoại đầy đủ vào năm 1995 và mối quan hệ đó không ngừng được tăng cường với các hội nghị cấp cao thường niên kể từ năm 2002.
Năm 2012, quan hệ giữa hai bên đã được nâng lên đối tác chiến lược. Từ mối quan hệ chủ yếu tập trung vào hợp tác kinh tế, Đối tác ASEAN - Ấn Độ đã phát triển thành một trong những đối tác phát triển nhanh nhất, năng động nhất và toàn diện nhất của ASEAN, bao trùm các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội và hợp tác phát triển,… Tổng Thư ký Lê Lương Minh đề nghị các quan chức ASEAN và Ấn Độ tiến hành đánh giá trung hạn về việc thực hiện kế hoạch Hành động và đề ra lộ trình hành động và hoạt động chung từ nay cho đến năm 2015./.
Chính phủ Bulgaria từ chức sau cuộc biểu tình rầm rộ  (20/02/2013)
Nga phê duyệt Sách lược phát triển Bắc Cực tới 2020  (20/02/2013)
Hàn Quốc - Mỹ sắp hội đàm quốc phòng về vấn đề Triều Tiên  (20/02/2013)
Đề cương Văn hóa Việt Nam - cội nguồn của đường lối đúng, cương lĩnh của chính sách hay  (20/02/2013)
Bóc ngắn, cắn dài  (20/02/2013)
Lập trình quyền lực  (20/02/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên