Láng giềng gần ngại khách xa
TCCSĐT - Hội nghị cấp cao lần này của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo ở thủ đô Cai-rô của Ai Cập bị phủ bóng cả về biểu hiện bên ngoài lẫn bên trong bởi những diễn biến mới trong quan hệ song phương giữa Ai Cập và I-ran. Hội nghị được xem là cơ hội thuận lợi hiếm thấy để hai nước tiếp tục xích lại gần nhau, hướng tới việc khôi phục quan hệ ngoại giao chính thức. Chỉ có điều, chuyến thăm của vị khách đến từ nơi xa lại khiến các láng giềng gần của Ai Cập không thể không quan ngại.
Ai Cập và I-ran đã ngưng trệ quan hệ ngoại giao từ năm 1979. Năm 1980, I-ran cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ai Cập để phản đối việc nước này và I-xra-en ký Hiệp ước hòa bình một năm trước đó. Trong suốt thời gian dài, chính phủ tiền nhiệm của Ai Cập coi I-ran là "một nhân tố gây bất ổn tại Trung Đông". Trước đó, mối quan hệ này rất bền chặt, thậm chí còn có thể coi là họ hàng với nhau. Chẳng gì thì người em gái Phôn-giê-y-a (Fawzeya) của vị vua cuối cùng của Ai Cập Pha-rúc I (Faruk I) cũng là vợ của Quốc vương I-ran Mô-ha-mét Rê-gia Pa-la-vi (Mohamed Reza Pahlavi). Chính thể của vị quân vương này ở I-ran bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979. Ông ta phải lưu vong ở Ai Cập và hiện yên nghỉ ngàn thu bên cạnh Vua Pha-rúc ở Cai-rô.
I-ran tuyệt giao với Ai Cập sau khi quốc gia này, dưới thời Tổng thống An-oa Sa-dát (Anwar Sadat), ký thỏa thuận hòa bình riêng rẽ với I-xra-en ở Trại Đa-vít (Camp David) của Mỹ năm 1979. Tên của một trong số người cầm đầu vụ ám sát ông A.Sa-dát được I-ran đặt cho một đường phố ở thủ đô Tê-hê-ran (Tehran). Ông Ma-mút A-ma-đi-nê-giát (Mahmoud Ahmadinejad) là Tổng thống I-ran đầu tên tới Ai Cập kể từ 34 năm qua. Năm ngoái, ông Mô-ha-mét Mơ-xi (Mohamed Morsi) cũng là Tổng thống Ai Cập đầu tiên tới I-ran kể từ năm 1979. Hiện tại, Ai Cập và I-ran đều gặp phải không ít khó khăn riêng cả về đối nội cũng như đối ngoại và an ninh. Tuy nhiên, sự xích lại gần nhau giữa hai quốc gia có vị thế quan trọng trong thế giới A-rập và các nước Hồi giáo đã làm dấy lên hy vọng về sự ổn định chính trị khu vực sau vô vàn sóng gió.
Bên cạnh việc ổn định chính trị và an ninh nội bộ, thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Mô-ha-mét Mơ-xi là tình trạng kinh tế tồi tệ ở Ai Cập. Không có nguồn vốn đầu tư và viện trợ từ bên ngoài thì ông M.Mơ-xi không thể vượt qua được thách thức đó. Phương Tây và một số vương triều ở Vùng Vịnh có khả năng tài chính giúp Ai Cập, nhưng lại lo ngại về sự thắng thế của lực lượng Hồi giáo ở nước này, cho nên nếu có trợ giúp thì cũng chỉ nhỏ giọt và cầm chừng. I-ran rất muốn giúp Ai Cập và Tổng thống I-ran Ma-mút A-ma-đi-nê-giát đã không ngần ngại đề cập tới vấn đề này trong chuyến thăm lịch sử của mình. Ai Cập tuy vẫn còn chần trừ với lời đề nghị này nhưng chắc chắn sẽ đẩy mạnh tiến trình bình thường hóa quan hệ với I-ran. Cái gọi là "Trục quan hệ Ai Cập - I-ran" đang dần trở thành một tác nhân quyền lực chính trị và an ninh mới ở khu vực này mà tất cả các đối tác khác ở trong hay ngoài khu vực đều không thể bỏ qua.
Vị khách xa này đã làm tất cả láng giềng gần của Ai Cập lo ngại. Mối quan hệ của I-ran với họ vốn đã từ lâu không êm đẹp, thậm chí còn cả thù địch và đối đầu. Có lẽ chỉ có lực lượng Héc-bô-la (Hezbollah) ở Li-băng và tổ chức Ha-mát (Hamas) ở Pa-le-xtin là thân thiện với I-ran. Xy-ri vốn cùng phe với I-ran nhưng hiện đang trong cơn chính biến chưa biết tới khi nào mới kết thúc với kết quả nào. Những đối tác này không thích thú gì khi thấy bằng việc xích lại gần nhau giữa I-ran và Ai Cập giúp I-ran nới lỏng tình trạng bị bao vây cấm vận, tạo cơ hội cho quốc gia này tận dụng những diễn đàn khu vực và quốc tế, đề cao I-ran trong thế giới Hồi giáo. Họ lại càng không thể không quan ngại về khả năng cải thiện quan hệ chính trị và xích lại gần nhau về ngoại giao giữa Ai Cập và I-ran sẽ đưa đến việc tăng cường quan hệ hợp tác quân sự và an ninh giữa hai nước. Dù muốn hay không thì họ cũng phải phòng ngừa tác động của "Trục chiến lược Ai Cập - I-ran" tới diễn biến tiếp theo của làn sóng chính biến ở khu vực, tới triển vọng tình hình ở Xy-ri và tới tiến trình hòa bình ở Trung Đông.
Tuy chưa định hình nhưng hiện các nhà phân tích đã nhận thấy có những dấu hiệu về hình thành "Tam giác quan hệ chiến lược" giữa Ai Cập, I-ran và Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích chi phối diễn biến tình hình ở khu vực và cho mọi khả năng có thể xảy ra ở Xy-ri cũng như trong thế giới Hồi giáo, làm đối trọng về mọi phương diện với liên minh giữa I-xra-en, các vương triều quân chủ và quân chủ lập hiến cùng với Mỹ và phương Tây ở khu vực. Cái lợi của cả chủ và khách khiến các láng giềng gần lo ngại sâu sắc chính vì thế./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước  (09/02/2013)
Điện mừng ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Qatar  (09/02/2013)
Lãnh đạo EU nhất trí ngân sách chung 960 tỷ euro  (08/02/2013)
APEC sẽ tăng cường kết nối hợp tác kinh tế khu vực  (08/02/2013)
Gia hạn 6 tháng cho thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế VAT  (08/02/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên