Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông
Tuyên bố chung khẳng định giá trị, tầm quan trọng và việc thực hiện đầy đủ DOC nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển Liên hợp quốc năm 1982; đồng thời cùng hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tuyên bố chung nêu rõ, các nhà lãnh đạo Nhà nước/Chính phủ các quốc gia Thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gặp nhau ngày 19-11-2012 tại Phnom Penh, Campuchia, để kỷ niệm 10 năm ký Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); tin tưởng DOC được ký năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia, là một văn kiện quan trọng, thể hiện cam kết chung của các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc về thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhau ở Biển Đông.
Các nhà lãnh đạo ghi nhận tiến triển trong việc triển khai các dự án hợp tác chung được thỏa thuận trong khuôn khổ DOC, qua đó góp phần củng cố lòng tin, sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác ở Biển Đông. Đồng thời, công nhận việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC sẽ góp phần tăng cường quan hệ và đối tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc và thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Đông Á.
Các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết đối với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, với vai trò là các chuẩn mực chung chỉ đạo quan hệ giữa các quốc gia.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo tái khẳng định nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; nhất trí tiếp tục tuân thủ tinh thần và các nguyên tắc của DOC nhằm góp phần thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc.
Đặc biệt, các nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết đối với các nguyên tắc của DOC bằng việc quyết tâm: Tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC. Thực hiện các dự án và hoạt động hợp tác chung đã thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với Quy tắc hướng dẫn thực hiện DOC.
Tiếp tục hợp tác tăng cường an ninh biển, trong đó bao gồm bảo đảm tự do thương mại, an toàn hàng hải và giao thông trên biển, trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Tiếp tục khuyến khích các bên liên quan giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, thông qua tham vấn và đàm phán hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền liên quan trực tiếp, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước UNCLOS.
Tất cả các bên liên quan tiếp tục kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, trong đó bao gồm không có các hành động cử người đóng tại những nơi hiện chưa có người ở như đảo, bãi đá, bãi cạn, bãi san hô và các cấu trúc khác, và giải quyết các khác biệt một cách xây dựng.
Giữ đà đối thoại và tham vấn nhằm tăng cường sự tin cậy, lòng tin và hợp tác, và cùng hợp tác tiến tới hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trên cơ sở đồng thuận./.
Quốc hội thảo luận Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)  (20/11/2012)
Thụy Điển giúp Việt Nam chế tạo máy bay không người lái  (20/11/2012)
EU nhất trí thương lượng một thỏa thuận với Cuba  (20/11/2012)
Nga trở thành nước khai thác dầu lớn nhất thế giới  (20/11/2012)
“Biển Đông đang là mối quan tâm chung của quốc tế”  (20/11/2012)
Việt Nam lần đầu đăng cai hội nghị tài chính vùng Đông Á  (20/11/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên