Bộ Thông tin sở hữu Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đổi tên Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam thành Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu trước ngày 1-1-2013.
Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu trước ngày 1-1-2013; hoàn thành việc bàn giao đủ vốn điều lệ cho Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam theo quy định trước ngày 31-12-2012; hoàn thành việc phân chia và bàn giao tài sản giữa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và các đơn vị thành viên của Tập đoàn với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam trước ngày 31-12-2012.
Về cơ cấu quản lý, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam có Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên. Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam có vốn điều lệ là 8.122 tỷ đồng.
Ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam gồm: Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí trong và ngoài nước; đại lý dịch vụ viễn thông, bán lại dịch vụ viễn thông;...
Tại thời điểm chuyển giao, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam có các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm: 63 bưu điện tại các tỉnh, thành phố; Công ty Phát hành báo chí Trung ương; Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ Bưu điện (thành lập mới); Công ty Vận chuyển đường trục (thành lập mới trên cơ sở tổ chức lại mạng vận chuyển đường trục và dịch vụ kho vận); Công ty Datapost (thành lập mới trên cơ sở tổ chức lại 5 Trung tâm Datapost trực thuộc 5 bưu điện tỉnh, thành phố hiện nay).
Ngoài ra, Tổng Công ty Bưu tiện Việt Nam có 4 công ty con, gồm: 1- Công ty TNHH một thành viên Tem Bưu chính; 2- Công ty TNHH một thành viên In Tem Bưu điện; 3- Công ty cổ phần Chuyển phát nhanh Bưu điện; 4- Công ty cổ phần Du lịch Bưu điện. Các công ty liên kết gồm các công ty liên doanh, công ty cổ phần hiện có mà Tổng Công ty nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Các đơn vị thành viên khác được thành lập theo chiến lược phát triển của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và quy định của pháp luật.
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam được tham gia cung ứng các dịch vụ công của Nhà nước như chi trả bảo hiểm xã hội, các dịch vụ về chuyển phát,… đến người dân phù hợp với ngành, nghề kinh doanh và mạng lưới của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam nhằm phát huy hiệu quả của mạng lưới bưu chính công cộng do Nhà nước đầu tư.
Bên cạnh đó, được tham gia vào các chương trình thông tin và truyền thông của Nhà nước về nông thôn để phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính công cộng do Nhà nước đầu tư.
Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam được vận dụng chính sách đối với lao động dôi dư theo quy định hiện hành trong quá trình chuyển đổi này. Nguồn kinh phí lấy từ Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chia cho Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và nguồn trợ cấp mất việc làm của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam trích lập từ khi thành lập đến nay./.
Việt Nam và Malaysia sẽ tuần tra chung trên biển  (20/11/2012)
Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tăng trao đổi thương mại lên 20 tỷ USD  (20/11/2012)
Hội nghị liên Bộ Quốc phòng và Ngoại giao Mỹ - Ô-xtrây-li-a năm 2012  (20/11/2012)
Liệu thế giới có thực hiện được cam kết về giáo dục?  (20/11/2012)
Dân Mỹ chờ đợi và hy vọng vào Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma  (20/11/2012)
Chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ và dư luận  (20/11/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên