Thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Trong bối cảnh khó khăn về vốn, nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng các công trình giao thông thời gian tới rà soát, ưu tiên các dự án trọng điểm , đẩy mạnh các phương thức đầu tư thu hút đầu tư xã hội, nhất là các mô hình mới.
Sáng nay 17-11-2012, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông – Vận tải đã họp rà soát tình hình thực hiện và định hướng kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong giai đoạn các công trình, dự án gặp nhiều tác động, khó khăn hiện nay.
Theo báo cáo từ Bộ Giao thông vận tải, trong số 26 công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông - Vận tải trị giá gần 500.000 tỷ đồng hiện nay, đã có 6 dự án được bàn giao, đưa vào khai thác sử dụng. Đó là Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường Láng – Hòa Lạc, cầu Thanh Trì và đoạn tuyến phía Nam vành đai III Hà Nội.
Một số dự án quan trọng khác như cảng Cái Mép – Thị Vải, cầu Nhật Tân, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Lào Cai Nhà ga HK T2 Nội Bài,… đạt khối lượng thực hiện cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra. 13 công trình khác đạt dưới 50% khối lượng và 4 dự án chưa khởi công.
Rà soát từng dự án cụ thể, từ các đoạn tuyến trên đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên luồng tàu Sông Hậu, cảng QT Lạch Huyện, các dự án đường sắt đô thị,…. cho thấy, vấn đề nổi cộm ở các dự án hiện vẫn là vướng mặt bằng. Một số dự án sử dụng vốn ODA, kinh phí GPMB chủ yếu sử dụng vốn đối ứng từ nguồn ngân sách nhà nước trong năm bố trí chưa đủ.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, vốn đầu tư từ các nguồn đều giảm mạnh, các dự án đầu tư giao thông, đặc biệt là các dự án trọng điểm đều đang rơi vào tình trạng thiếu nguồn, đặc biệt các hạng mục, đầu công việc sử dụng các nguồn trái phiếu chính phủ. Đáng ngại là tình trạng này dẫn đến kéo dài thời gian thi công, phát sinh một số chi phí.
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải – Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông – Vận tải nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo là một mặt tiếp tục kiên định mục tiêu thắt chặt đầu tư, mặt khác, đẩy mạnh tối đa các mô hình đầu tư mới, rà soát, chọn lọc kỹ càng để ưu tiên vốn cho các dự án cấp bách, có thể khai thác ngay.
Các Bộ, địa phương liên quan thực hiện giao ban giải quyết từng vướng mắc của các dự án, kiên quyết thực hiện các mục tiêu ưu tiên, các công trình sắp hoàn thành, bố trí vốn cho thi công các hạng mục có sẵn mặt bằng, đền bù giải phóng mặt bằng các hạng mục đã thống nhất. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đã có điều kiện thuận lợi tối đa như Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã giải phóng mặt bằng 98%, không có khó khăn về vốn.
Đặc biệt, các cơ quan chuyên môn tập trung xây dựng cơ chế quản lý đầu tư nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để các dự án đầu tư BOT, BT, đổi đất lấy hạ tầng, PPP có thể đi vào triển khai.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng lưu ý các địa phương sớm có giải pháp xử lý những điểm tắc trong khâu giải phóng mặt bằng ở các dự án, nhất là một loạt các dự án liên quan đến Hà Nội như đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Hà nội – Hải Phòng, đường nối cầu Nhật Tân, …
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm các nhà thầu yếu kém, gây chậm trễ ở một số công trình. Ngay cả chủ đầu tư, nếu gặp khó khăn, năng lực không đảm đương được thì xem xét để phân công nhiệm vụ cho đơn vị khác./.
Điện mừng kỷ niệm lần thứ 94 Quốc khánh nước Cộng hòa Lát-vi-a  (17/11/2012)
Thông cáo chung Việt Nam – Ukraine  (17/11/2012)
Hiện thực hóa quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga  (17/11/2012)
Thủ tướng Ukraine thăm chính thức Việt Nam  (17/11/2012)
Ngày Di sản văn hóa "Khám phá văn minh sông Hồng"  (16/11/2012)
Trung Quốc tổ chức diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương  (16/11/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên