Bế mạc Hội nghị lần thứ 31 của Fao khu vực châu Á – Thái Bình Dương
22:26, ngày 16-03-2012
Chiều 16-3, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 31 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã kết thúc tốt đẹp.
Phát biểu tại lễ bế mạc, Tiến sỹ Hiroyuki Konuma, Trưởng đại diện của FAO khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho rằng: Đây là diễn đàn rất quan trọng của FAO đối với tương lai của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các cuộc thảo luận trong Hội nghị đã cung cấp cho FAO nhiều thông tin giá trị, có thể xem xét và trao đổi kinh nghiệm về một số vấn đề chính sách quan trọng, cũng như các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, an ninh lương thực, đặc biệt là trong bối cảnh phải hoàn thành Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ là giảm số người suy dinh dưỡng xuống còn một nửa vào năm 2015.
Theo ông Hiroyuki Konuma, Hội nghị đã xem xét tới các xu hướng phát triển gần đây, các sáng kiến chính sách ở cả hai cấp độ khu vực và quốc gia. Hội nghị cũng thảo luận về hai bài thuyết trình kỹ thuật liên quan tới việc tăng cường bền vững và đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp; phát triển chuỗi giá trị và giảm thất thoát sau thu hoạch cho nông dân sản xuất nhỏ.
Các quyết định và khuyến nghị được thông qua tại Hội nghị này được coi là nền tảng vững chắc giúp FAO xây dựng các ưu tiên trong tương lai, các chương trình và hành động, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên.
Thay mặt cho Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã gửi lời cảm ơn tới đại diện các quốc gia thành viên của FAO, các quan sát viên từ 7 tổ chức của Liên Hợp quốc, 6 tổ chức liên Chính phủ, 28 nhóm xã hội dân sự và các quan sát viên đặc biệt từ Xinhgapo, Brunây và Tòa Thánh đã tham dự và góp phần giúp cho hội nghị thành công tốt đẹp. Bộ trưởng Cao Đức Phát mong muốn các quốc gia thành viên tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, nhất là an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo./.
Theo ông Hiroyuki Konuma, Hội nghị đã xem xét tới các xu hướng phát triển gần đây, các sáng kiến chính sách ở cả hai cấp độ khu vực và quốc gia. Hội nghị cũng thảo luận về hai bài thuyết trình kỹ thuật liên quan tới việc tăng cường bền vững và đa dạng hóa các loại cây trồng nông nghiệp; phát triển chuỗi giá trị và giảm thất thoát sau thu hoạch cho nông dân sản xuất nhỏ.
Các quyết định và khuyến nghị được thông qua tại Hội nghị này được coi là nền tảng vững chắc giúp FAO xây dựng các ưu tiên trong tương lai, các chương trình và hành động, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên.
Thay mặt cho Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã gửi lời cảm ơn tới đại diện các quốc gia thành viên của FAO, các quan sát viên từ 7 tổ chức của Liên Hợp quốc, 6 tổ chức liên Chính phủ, 28 nhóm xã hội dân sự và các quan sát viên đặc biệt từ Xinhgapo, Brunây và Tòa Thánh đã tham dự và góp phần giúp cho hội nghị thành công tốt đẹp. Bộ trưởng Cao Đức Phát mong muốn các quốc gia thành viên tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực, nhất là an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo./.
Hai bộ trưởng trả lời chất vấn Thường vụ Quốc hội  (16/03/2012)
Dựng tượng cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ tại Bắc Ninh  (16/03/2012)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương Việt - Lào  (16/03/2012)
Tổng thống Chile, Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam  (16/03/2012)
Công bố các sản phẩm thống kê giới tại Việt Nam  (16/03/2012)
Giao lưu chào mừng năm Đoàn kết hữu nghị Việt - Lào  (16/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển