ADB viện trợ 800.000 USD giúp phát triển thủy lợi
19:13, ngày 14-03-2012
Chiều 14-3, tại Hà Nội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Minh Hưng đại diện cho Chính phủ Việt Nam và ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc Quốc gia, Trưởng văn phòng đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã ký tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật “Phát triển thủy lợi vùng Trung và Đông Bắc đồng bằng sông Hồng.”
Khoản tiền trị giá 800.000 USD do ADB tài trợ không hoàn lại từ Quỹ Giảm nghèo của Chính phủ Nhật Bản (JFPR) dự kiến nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Hỗ trợ kỹ thuật sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống công trình thủy lợi khu vực này; hoàn thiện các vấn đề về môi trường, xã hội, tái định cư, thể chế cho phát triển hệ thống thủy lợi; hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, xác định quy mô dự án.
Nguồn tài trợ này có ý nghĩa quan trọng và là tiền đề để chuẩn bị cho các dự án đầu tư do ADB tài trợ trong những năm tiếp theo.
Khoản viện trợ này cũng là một trong những chuỗi hoạt động của ADB nhằm hỗ trợ Việt Nam sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tiếp thêm cơ hội việc làm, tiến tới xóa đói giảm nghèo.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn vùng trung du - đồng bằng Bắc Bộ - vùng trọng điểm nông nghiệp của Việt Nam.
Thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã dành nhiều nguồn lực cho cơ sở hạ tầng thủy lợi khu vực này nhưng do nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên kết quả chưa tương xứng tiềm năng. Vì vậy, trong chiến lược phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2020, cùng với nguồn vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn ODA sẽ đóng vai trò then chốt để đầu tư phát triển thủy lợi.
Tại lễ ký kết, ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc Quốc gia, Trưởng văn phòng đại diện ADB tại Việt Nam nhận xét mặc dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao trong những năm gần đây nhưng hộ thấp và hộ nghèo vẫn tồn tại, nhiều nhất tại khu vực nông thôn, khu vực châu thổ sông Hồng. Nguyên nhân chủ yếu là sở hữu đất nhỏ lẻ, nguồn lực sản xuất hạn chế, đặc biệt là nguồn nước.
Theo ông Tomoyuki Kimura, để nâng cao thu nhập và xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn, Việt Nam cần tăng cường sản xuất nông nghiệp để tăng cơ hội việc làm. Nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được nếu hạ tầng cơ sở nông thôn phát triển - vấn đề cốt lõi của tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội./.
FAO: Việt Nam là điển hình thành công xóa đói giảm nghèo  (14/03/2012)
Hàn Quốc hoan nghênh Triều Tiên hợp tác với IAEA  (14/03/2012)
Việt Nam-Campuchia sẽ hoàn thành cắm mốc trước cuối tháng 6  (14/03/2012)
Công tác quản lý đất đai - những vấn đề đang đặt ra  (14/03/2012)
EU trừng phạt Hungari  (14/03/2012)
Huyện Yên Khánh quyết tâm phấn đấu trở thành huyện giàu đẹp  (14/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển