Trung gian hòa giải không kết quả ở Syria
TCCSĐT - Trong chuyến đến Syria mới rồi, nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan với tư cách là Đặc phái viên của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập đã không đạt được kết quả cụ thể nào trong việc thực hiện sứ mệnh hòa giải ở Syria.
Mục đích của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập cử ông K.Annan đi Syria là thuyết phục Chính phủ Syria chấp nhận đối thoại với lực lượng chống đối, thỏa thuận ngừng giao tranh vũ trang và tạo điều kiện thuận lợi để bên ngoài có thể tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo ở các khu vực đã và đang diễn ra những cuộc đối đầu quân sự giữa quân đội chính phủ và lực lượng chống đối Chính phủ ở Syria.
Những cuộc trao đổi của ông K.Annan với các đối tác ở Syria, cả với Tổng thống Syria B.Assad, đều không đạt kết quả. Ông B.Assad đã từ chối tiến hành đối thoại chính trị với lực lượng chống đối chính phủ và khẳng định, Chính phủ Syria thiện chí với mọi sáng kiến hòa bình "thành thật", nhưng cho rằng, đối thoại sẽ không mang lại kết quả khi lực lượng chống đối tiếp tục tấn công dân thường và binh lính ở Syria khiến đất nước bị mất ổn định.
Ông K.Annan cũng đã có cuộc tiếp xúc với lực lượng chống đối. Tại cuộc gặp, lực lượng này vẫn đưa ra một số điều kiện tiên quyết cho cuộc đối thoại chính trị với chính phủ. Thủ lĩnh phe này, ông Abdel Asis al-Cheir đã yêu cầu quân đội của chính phủ phải rút khỏi các thành phố, thả tự do cho các tù nhân chính trị, và thực hiện ngừng giao tranh trước khi tiến hành đối thoại chính trị.
Trước chuyến đi của ông K.Annan, Bộ trưởng Ngoại giao Nga và Đặc phái viên của Trung Quốc cũng đã tới Syria. Sau đó, trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nga đã bác bỏ dự thảo nghị quyết mới về Syria.
Ngày 10-3 vừa qua, Nga và Liên đoàn Arập đã đưa ra kế hoạch 5 điểm nhằm giải quyết hòa bình cuộc đối đầu hiện tại ở Syria. Ngày 12-3-2012, Đại sứ Syria tại Nga, ông Riad Haddad, cho biết, Chính phủ Syria đã chấp thuận kế hoạch này.
Những nội dung chính của sáng kiến hòa bình mới đó là, tất cả các bên liên quan ở Syria chấm dứt giao tranh vũ trang, thiết lập cơ chế giám sát ngừng giao tranh, tiến hành cứu trợ nhân đạo, ủng hộ hoạt động trung gian hòa giải của ông K.Annan và bên ngoài không được can thiệp vào tình hình Syria. Qua đó có thể thấy nhiều động thái diễn biến theo chiều hướng rất khác nhau ở Syria và liên quan đến tình hình ở Syria.
Nga và Trung Quốc vẫn bất đồng quan điểm rất sâu sắc với Mỹ, EU và Liên đoàn Arập về định hướng giải pháp cho cuộc xung đột hiện tại ở Syria. Mỹ và EU phê phán mạnh mẽ quan điểm của Nga và Trung Quốc trong khi Nga và Trung Quốc nghi ngại Mỹ, EU và một số thành viên của Liên đoàn Aập đang tìm cách có được một nghị quyết mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để lợi dụng can thiệp quân sự trực tiếp nhằm lật đổ chính thể hiện tại ở Syria, lặp lại cuộc chiến tranh và kết cục ở Libia.
Chính vì sự bất đồng quan điểm và ngờ vực lẫn nhau này, tuy không thiếu ý tưởng giải pháp và cũng như sẽ có nhiều lần ngoại giao trung gian hòa giải, các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp chưa thể sớm thoát ra khỏi tình trạng bế tắc chung như hiện tại./.
Trung Quốc bế mạc kỳ họp Chính Hiệp toàn quốc  (14/03/2012)
Tìm giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long  (14/03/2012)
Dân chủ càng được đề cao thì dân sinh càng được nhấn mạnh  (14/03/2012)
AVSE thúc đẩy hợp tác với các cơ quan Việt Nam  (14/03/2012)
Tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với báo chí  (13/03/2012)
Đổi mới để nâng cao chất lượng công tác Hội phụ nữ  (13/03/2012)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm