“Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga sẽ ngày càng mở rộng”
20:59, ngày 17-02-2012
Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh Anatoli Borovik nhấn mạnh quan hệ chính trị giữa Nga và Việt Nam hiện ở tầm rất cao và quan hệ hai nước sẽ ngày càng mở rộng nhiều hơn.
Ngày 17-2, tại cuộc gặp gỡ giới báo chí nhân kỷ niệm 62 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nga và Việt Nam (30-1-1950 – 30-1-2012) và ngày lễ của ngành ngoại giao Nga (10-2), Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh Anatoli Borovik chia sẻ: “Tình hữu nghị và mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc Nga -Việt Nam đã trải qua 62 năm và hiện là một nền tảng vững chắc cho sự phát triển đối tác chiến lược của hai nước. Chúng tôi đang phát triển quan hệ đối tác cùng có lợi và bình đẳng với tất cả các quốc gia có cùng sự quan tâm, ưu tiên hàng đầu là những người bạn tin cậy từ lâu, trong đó có nước Việt Nam anh em.”
Trả lời câu hỏi các phóng viên Việt Nam về tương lai của mối quan hệ Việt-Nga, ông Anatoli Borovik cho rằng quan hệ chính trị giữa hai nước hiện ở tầm rất cao và trong năm 2012 cũng như những năm tới, quan hệ hai nước sẽ ngày càng mở rộng nhiều hơn, cùng với việc củng cố quan hệ hợp tác song phương, hợp tác Nga-Việt trong khuôn khổ khu vực và hợp tác đa phương cũng sẽ được tăng cường.
“Tiềm năng hợp tác giữa hai nước chúng ta còn rất lớn so với những gì đã làm, đã đạt được,” ông Borovik nhận xét và cho rằng “hai nước sẽ phải đổi mới phương thức hợp tác, đi vào chiều sâu, tập trung và phát huy tối đa tiềm năng hợp tác kinh tế - thương mại hai nước, nhất là trên các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, ngân hàng, công nghệ cao, giáo dục, văn hóa, xã hội và du lịch.”
Theo nhận định của ông Borovik, trong lịch sử quan hệ song phương Nga -Việt, năm 2011 được ghi nhận là một dấu hiệu tốt từ quan điểm đưa vào thực tiễn những thỏa thuận quan trọng nhất giữa các nhà lãnh đạo của hai nước và sự tiến triển của các dự án lớn nhất trong việc hợp tác.
Về hợp tác kinh tế - thương mại, trao đổi hàng hóa giữa hai nước trong năm qua đạt 2,5 tỷ USD.
Trong lĩnh vực năng lượng, hợp tác về dầu khí tiếp tục phát triển, cũng như đã có công tác phối hợp thực tế về sự chuẩn bị cho công trình nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận với sự hỗ trợ của Nga.
Những bước phát triển mới về hợp tác song phương cũng được ghi nhận trên các lĩnh vực: khoa học vũ trụ, khoa học kỹ thuật, viễn thông, khai thác mỏ, công nghệ vi tính, nuôi cá tầm… đáng chú ý là về du lịch (chỉ tính riêng các tỉnh phía Nam Việt Nam đã thu hút hơn 100.000 du khách Nga trong năm 2011) và giáo dục (hiện có hơn 4.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nga).
Cũng theo ông Borovik, hợp tác quốc phòng giữa Nga và Việt Nam đang phát triển rất tốt, sẽ tiếp tục phát triển, Nga luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực này./.
Trả lời câu hỏi các phóng viên Việt Nam về tương lai của mối quan hệ Việt-Nga, ông Anatoli Borovik cho rằng quan hệ chính trị giữa hai nước hiện ở tầm rất cao và trong năm 2012 cũng như những năm tới, quan hệ hai nước sẽ ngày càng mở rộng nhiều hơn, cùng với việc củng cố quan hệ hợp tác song phương, hợp tác Nga-Việt trong khuôn khổ khu vực và hợp tác đa phương cũng sẽ được tăng cường.
“Tiềm năng hợp tác giữa hai nước chúng ta còn rất lớn so với những gì đã làm, đã đạt được,” ông Borovik nhận xét và cho rằng “hai nước sẽ phải đổi mới phương thức hợp tác, đi vào chiều sâu, tập trung và phát huy tối đa tiềm năng hợp tác kinh tế - thương mại hai nước, nhất là trên các lĩnh vực năng lượng, dầu khí, ngân hàng, công nghệ cao, giáo dục, văn hóa, xã hội và du lịch.”
Theo nhận định của ông Borovik, trong lịch sử quan hệ song phương Nga -Việt, năm 2011 được ghi nhận là một dấu hiệu tốt từ quan điểm đưa vào thực tiễn những thỏa thuận quan trọng nhất giữa các nhà lãnh đạo của hai nước và sự tiến triển của các dự án lớn nhất trong việc hợp tác.
Về hợp tác kinh tế - thương mại, trao đổi hàng hóa giữa hai nước trong năm qua đạt 2,5 tỷ USD.
Trong lĩnh vực năng lượng, hợp tác về dầu khí tiếp tục phát triển, cũng như đã có công tác phối hợp thực tế về sự chuẩn bị cho công trình nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận với sự hỗ trợ của Nga.
Những bước phát triển mới về hợp tác song phương cũng được ghi nhận trên các lĩnh vực: khoa học vũ trụ, khoa học kỹ thuật, viễn thông, khai thác mỏ, công nghệ vi tính, nuôi cá tầm… đáng chú ý là về du lịch (chỉ tính riêng các tỉnh phía Nam Việt Nam đã thu hút hơn 100.000 du khách Nga trong năm 2011) và giáo dục (hiện có hơn 4.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nga).
Cũng theo ông Borovik, hợp tác quốc phòng giữa Nga và Việt Nam đang phát triển rất tốt, sẽ tiếp tục phát triển, Nga luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực này./.
Nga: Bỏ phiếu sớm tại khu vực vùng sâu, vùng xa  (17/02/2012)
“Đầu tư quỹ tại Việt Nam vẫn có rất nhiều cơ hội”  (17/02/2012)
Báo Nhật: Việt Nam là cơ sở sản xuất đầy hứa hẹn  (17/02/2012)
Ủng hộ Syria trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc  (17/02/2012)
Singapore đứng đầu châu Á về giáo dục đại học  (17/02/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên