Thủ tướng giải trình các vấn đề kinh tế xã hội
Tại kỳ họp này, đã có 77 đại biểu Quốc hội gửi 145 phiếu chất vấn với 237 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ; trong đó, có 8 phiếu với 11 câu hỏi chất vấn Thủ tướng.
Hai ngày qua đã có 5 bộ trưởng trả lời và 2 phó thủ tướng, 6 bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn tại Hội trường.
Sáng nay, sau phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo, giải trình thêm về một số nội dung mà nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri, người dân quan tâm, chất vấn. Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới...
Cập nhật tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết, trong tháng 10 và 11 tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng giá tiêu dùng tiếp tục giảm, tháng 10 là 0,36%, tháng 11 là 0,39%. Thu ngân sách đạt khá, đến ngày 15-11 đạt khoảng 98,5% kế hoạch; xuất khẩu 11 tháng tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước và gấp 3 lần chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua; nhập siêu 11 tháng giảm còn 10,2% kim ngạch xuất khẩu; lãi suất có xu hướng giảm…
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình kinh tế thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp. Theo nhiều dự báo, khủng hoảng nợ châu Âu sẽ nghiêm trọng hơn, có thể đẩy kinh tế khu vực này vào nguy cơ suy thoái, làm cho kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, sản xuất và nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm, giá dầu và giá lương thực có khả năng tăng mạnh. Các nhân tố đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam.
Thủ tướng cho rằng, tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải phát huy lợi thế và những kết quả đã đạt được, kiên định các giải pháp đã và đang phát huy hiệu quả, đồng thời theo sát tình hình, kịp thời xử lý những khó khăn, thách thức mới nảy sinh, điều hành linh hoạt, sát thực tế; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2011 và chuẩn bị tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2012.
Thủ tướng cũng trình bày thêm về một số nhóm vấn đề là ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh; cơ cấu lại nền kinh tế; nông nghiệp và nông thôn và một số vấn đề xã hội bức xúc.
Về ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng cho biết, với những giải pháp điều hành quyết liệt, tốc độ tăng giá tiêu dùng có xu hướng giảm liên tục trong 6 tháng qua, tính chung 11 tháng tăng 17,5%. Với xu thế này, mục tiêu kiềm chế tăng giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18% là có khả năng thực hiện được. Chính phủ đang chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối với giá điện, xăng dầu, than và các hàng hóa, dịch vụ quan trọng khác, Thủ tướng đề nghị Quốc hội ủng hộ chủ trương kiên định thực hiện cơ chế giá thị trường; đồng thời, có hỗ trợ phù hợp đối với các đối tượng chính sách. Chính phủ sẽ xác định lộ trình hợp lý để thực hiện, vừa từng bước tiếp cận giá thị trường, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Cần có các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng cũng là vấn đề cả nước quan tâm và nhiều vị đại biểu Quốc hội nêu ý kiến. Thủ tướng cho biết thêm, theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm, có trên 48.700 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, tăng 21,8% so cùng kỳ năm 2010.
Việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Chính phủ đã và đang chỉ đạo thực hiện một số giải pháp chủ yếu như tập trung sức kiềm chế lạm phát, đưa lạm phát năm 2012 về 1 con số; tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, Chính phủ sẽ xem xét kéo dài thời hạn thực hiện các chính sách hiện hành về hỗ trợ thuế, rà soát các dự án bất động sản, có chính sách phù hợp, nhất là về tín dụng để tháo gỡ khó khăn cho các dự án sắp hoàn thành trong một số lĩnh vực cụ thể...
Về cơ cấu nền kinh tế, Thủ tướng giải trình, làm rõ thêm về ba nội dung là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại.
Theo Thủ tướng, do tính tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, cả ba nội dung tái cấu trúc trên phải được thực hiện đồng bộ, với các chính sách tài khóa, tiền tệ đúng đắn, hiệu quả đi đôi với việc tiến hành đồng bộ 3 khâu đột phá chiến lược. Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tại kỳ họp tới của Quốc hội.
Về nông nghiệp và nông thôn, trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết, sẽ tiếp tục quan tâm tăng đầu tư từ ngân sách và trái phiếu chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ sẽ trình Quốc hội Kế hoạch đầu tư phát triển 3 năm 2013-2015, nếu kế hoạch này được thông qua thì sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (2009-2013) tổng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ bố trí cho nông nghiệp, nông thôn đạt khoảng 500 nghìn tỉ đồng, gấp 2,76 lần so với 5 năm 2004-2008, vượt mục tiêu Nghị quyết Trung ương 7 đề ra.
Thủ tướng cũng giải trình về một số vấn đề xã hội bức xúc như trật tự an toàn giao thông, giảm nghèo, lao động - việc làm.
Về vấn đề giao thông, Thủ tướng cho biết: “Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội có Nghị quyết về vấn đề này nhằm thống nhất nhận thức và hành động trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đề cao trách nhiệm và kỷ luật, kỷ cương, huy động mọi nguồn lực để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tạo chuyển biến mạnh mẽ, thiết thực trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phấn đấu giảm dần tai nạn và ùn tắc giao thông”.
Về vấn đề tạo việc làm cho người lao động và giảm nghèo bền vững, Thủ tướng cho biết, đây luôn được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Nhiều chính sách, giải pháp cụ thể đã được thực hiện và mang lại kết quả tích cực. Năm 2011, cả nước tạo được khoảng 1,6 triệu việc làm, đạt kế hoạch đề ra. Về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010.
Sau khi giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời trực tiếp chất vấn của các đại biểu Quốc hội./.
ASEM với vấn đề việc làm và chính sách xã hội  (25/11/2011)
Nga - Trung đệ trình dự thảo nghị quyết về Syria  (25/11/2011)
Quận Thanh Xuân đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước  (25/11/2011)
Việt Nam hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc hướng tới xây dựng bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)  (25/11/2011)
Văn phòng Trung ương Đảng khảo sát kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI  (25/11/2011)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Tổng thống Shimon Peres  (24/11/2011)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên