Lễ Khao Lề thế lính Hoàng Sa và chủ quyền biển, đảo quốc gia
Huyện đảo Lý Sơn và cội nguồn nghi lễ
Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích tự nhiên khoảng 10 km2, hiện có 3 xã là An Hải, An Vĩnh và An Bình, với dân số gần hai vạn người. Hoạt động sản xuất chủ yếu hiện nay của người dân trên đảo là đánh cá, đánh bắt các loại hải vật khác trong lộng và trồng hành, tỏi. Lý Sơn tục danh là Cù Lao Ré, theo cách lý giải của dân gian là cù lao có nhiều cây ré.
Đảo Lý Sơn vẫn còn lưu giữ dấu tích của người tiền sử cách đây 30 vạn năm. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy các hiện vật của các nhóm cư dân thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh.
Nhờ sự kiến tạo của tự nhiên mà đảo Lý Sơn cũng là nơi có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, như chùa Hang, Chùa Đục, hang Cầu, cổng Tò Vò... và lễ hội dân gian truyền thống rất đa dạng. Ngoài Khao lề thế lính Hoàng Sa, hằng năm sau Tết Nguyên đán, Lý Sơn còn tổ chức Lễ đua thuyền truyền thống, Lễ hội ở đình làng An Hải, dinh Thiên Y A Na, miếu thờ thần Nam Hải, thần Bạch Mã, thần Ngũ Hành...
Theo sử sách còn lưu giữ, ông cha ta từ xưa, nhất là từ thời chúa Nguyễn ý thức rõ nguồn tài nguyên vô tận, khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển Đông của Tổ quốc, nên đã lập ra một đội dân binh 70 người mang tên Đội Hoàng Sa và sau này là cả Trường Sa. 70 suất đinh đó được phân đều cho các tộc họ, không phân biệt tiền hiền hay hậu hiền, theo nguyên tắc luân phiên nhau và người đăng lính Hoàng Sa thường là con thứ (vì con cả phải ở nhà lo tế tự). Nhiệm vụ của đội là hằng năm đưa thuyền ra đo đạc thủy trình, sửa cột mốc chủ quyền, thu thuế thuyền bè qua lại và đánh bắt hải sản trên quần đảo Hoàng Sa trong sáu tháng mùa biển lặng (từ tháng hai đến tháng tám âm lịch).
Đội Hoàng Sa thành lập chính thức vào năm nào, lịch sử không ghi rõ, chỉ biết là vào buổi đầu lập nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong; tức là thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở miền đất phương Nam của Tổ quốc (cuối thế kỷ XVI). Nếu tính từ Đội Hoàng Sa và sau này là được củng cố thành Thủy quân Hoàng Sa (kiêm quản Trường Sa và Bắc Hải, mộ thêm người ở Quảng Bình, Bình Thuận), hoạt động liên tục khoảng trên ba thế kỷ thì có hàng vạn người trong đội quân này đã tuân lệnh triều đình, lênh đênh trên biển trong 6 tháng liên tục, vượt qua bao nhiêu sóng gầm, bão tố để đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong hành trang chuẩn bị cho chuyến hải trình dài ngày trên biển làm trọng trách triều đình giao, ngoài những vật dụng thiết yếu dùng cho người đi biển, mỗi người phải tự chuẩn bị cho mình một đôi chiếu cói, 7 nẹp tre, 7 sợi dây mây, 1 thẻ bài khắc họ tên, quê quán, phiên hiệu vì nếu không may người lính đó hy sinh, thì những đồng đội còn lại trên thuyền sẽ dùng chiếu bó thi hài người xấu số cùng với thẻ bài, nẹp 7 thanh tre rồi buộc chặt lại bằng 7 sợi dây mây. Sau một vài nghi thức đơn giản, thi hài người xấu số được thả xuống biển. Những người còn sống cầu nguyện mong cho thi hài đồng đội mình được trôi dạt vào đất liền và nếu may mắn thì ai đó vớt được hài cốt, nhờ thẻ bài mà biết được danh tính, quê quán của con người đã "vì nước vong thân". Những việc làm kể trên chỉ là nguyên tắc, thực tế thì cái chết của những người lính này đâu có xảy ra như vậy, bởi có khi cả hải đội cùng bị bão tố nhấn chìm!
Khao lễ và tri ân
Thực thi trọng trách tuy biết khó có cơ may trở về bản quán, nhưng họ vẫn ra đi. Trước khi ra đi, gia đình, tộc họ sắm sửa lễ vật, thầy phù thủy nặn hình nhân thế mạng bằng bột gạo hay đất sét. Hình nhân thế mạng sẽ được đặt cạnh linh vị đã gắn tên tuổi người giữ đất Hoàng Sa. Buổi lễ diễn ra trong 2 ngày. Ngay từ buổi chiều hôm trước, cả dòng họ đều tập trung ở nhà thờ của dòng họ mình tiến hành lễ. Trong suốt buổi lễ, người lính đi Hoàng Sa luôn đứng cạnh hình nhân thế mạng của mình. Thầy pháp đọc thần chú, làm các nghi thức bùa phép thổi “linh hồn” vào các hình nhân và đặt vào lòng thuyền lễ có cắm nến và đồ lễ. Cuối buổi tế, con thuyền mang theo những hình nhân thế mạng và đồ lễ được đẩy ra ngoài khơi, gửi cho các linh hồn không may bỏ xác dưới biển. Buổi lễ tế kết thúc khi trời đã gần sáng.
Sau nghi lễ này, gia đình, tộc họ mang những thứ tượng trưng mà người đi giữ đất Hoàng Sa, Trường Sa thường mang theo như: gạo, muối, củi, nước ngọt, lưới... và hình nhân thế mạng đặt vào chiếc thuyền bằng cây chuối rồi đem thả ra biển, cùng với nguyện cầu về sự bình yên, lẫn lời xua đuổi rủi ro sẽ được bỏ chung vào thuyền lễ. Hình nhân sẽ là vật thế mạng cho người lính “đã có một lần chết” và người lính đó có quyền tin tưởng rằng, dù phải trải qua muôn vàn bất trắc trong 6 tháng liên tục trên biển thì mình sẽ không phải chết nữa. Vì thế, có thể coi lễ tế có người đăng lính đứng hầu cạnh hình nhân là lễ tế sống.
Nguồn gốc lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn có từ ngày ấy đến tận bây giờ để tưởng niệm, tri ân những người lính đã hy sinh vì Tổ quốc. Ngày nay, người dân đảo Lý Sơn gọi chệch “thế lính” thành “khao lề tế lính”. Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng nhằm làm cho linh hồn của những người đã hóa thân vào biển cả của quê hương được thanh tịnh, siêu thoát; giúp thế hệ sau ôn lại quá khứ hào hùng của những người lính Hoàng Sa - những người mà vua Tự Đức gọi là những “hùng binh”.
Đó là một khát vọng sống, nhưng cũng là một khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc.
Khẳng định chủ quyền biển, đảo
Hoạt động của đội Hoàng Sa, Thuỷ quân Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa) được đặt dưới sự chỉ đạo của trực tiếp của nhà nước phong kiến Việt Nam, từ thời các chúa Nguyễn sang nhà Tây Sơn và cả triều Nguyễn sau này.
Về chủ quyền lãnh thổ nước ta ở biển Đông, đặc biệt là ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được nhiều sách ghi chép. Tiêu biểu là các bộ chính sử của triều Nguyễn, như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục; Đại Nam thực lục; Đại Nam nhất thống chí; Quốc triều chính biên toát yếu... Trong những trang ghi chép của Đỗ Bá, vào năm 1686 có tên gọi là Toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư và của Thích Đại Sán, vào năm 1696, trong Hải ngoại ký sự... đều khẳng định điều này. Trong các tác phẩm của các học giả, các nhà viết sử Việt Nam ở thế kỷ XVIII, XIX, như: Lê Quý Đôn, với Phủ biên tạp lục (1776); Phan Huy Chú, với Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833); Nguyễn Thông, với Việt sử thông giám khảo lược (1877)... thêm nhiều lần khẳng định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là chưa kể đến những trang ghi chép của các nhà truyền giáo, các nhà buôn phương Tây viết về các binh thuyền của đội Hoàng Sa - Trường Sa đang hoạt động trên Biển Đông, từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX.
Những trang sử sách này còn ghi rõ tên, tuổi của những vị cai đội, suất đội tiêu biểu, như: Đốc chiến Võ Huệ, Khâm sai Cai thủ, kiêm cai cơ Thủ ngự quân đội Hoàng Sa, Phú nhuận hầu Võ Văn Phú, cai đội Nguyễn Thụ, cai đội Nguyễn Văn Giai, cai đội Phạm Quang Ánh, thủy quân suất đội Phạm Văn Biên, cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên, Phạm Hữu Nhật... Cụ thể hơn, Phạm Quang Ánh, vào tháng Giêng năm Ất Hợi (1815), vua Gia Long đã cử ông cùng các binh phu đi Hoàng Sa để đo đạc thủy trình; vào năm Ất Mùi (1835), vua Minh Mạng cử cai đội Phạm Văn Nguyên cùng các binh phu, với 2 chiến thuyền chở vật liệu để xây miếu thờ và nhiều bia đá ở quần đảo Hoàng Sa. Năm Bính Thân (1836), vua Minh Mạng cử Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi cắm mốc, dựng bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa.
Đồng bằng sông Cửu Long trước nguy cơ từ các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông  (25/11/2011)
Kỷ niệm 110 năm ngày sinh Giáo sư, Viện sĩ Trần Huy Liệu  (25/11/2011)
Tái cơ cấu nhằm làm lành mạnh hệ thống ngân hàng  (25/11/2011)
Thủ tướng giải trình các vấn đề kinh tế xã hội  (25/11/2011)
ASEM với vấn đề việc làm và chính sách xã hội  (25/11/2011)
Nga - Trung đệ trình dự thảo nghị quyết về Syria  (25/11/2011)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên