Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Sử học có vai trò to lớn trong giáo dục truyền thống, làm nên cốt cách người Việt Nam
19:54, ngày 23-10-2011
TCCSĐT - Tối ngày 22-10, tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất và công bố thành lập Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam.
Tới dự, có các đồng chí: Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Khánh, nguyên Bí thư Trung ương Ðảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch danh dự Hội Di sản Văn hóa Việt Nam; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Trong diễn văn khai mạc, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã điểm lại những thành tựu nổi bật của Hội 45 năm qua. Thành lập từ năm 1966, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã trải qua 6 nhiệm kỳ đại hội, thu hút gần 4.000 hội viên sinh hoạt tại 51 hội thành viên, có mặt tại nhiều cơ quan nghiên cứu, tỉnh, thành trong cả nước.
Trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu, Hội đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử đất nước, thế giới, lịch sử ngành, địa phương. Những kết quả nghiên cứu của Hội đã cung cấp luận chứng cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ đất nước.
Hội cũng đã phối hợp với các bộ, ngành phổ cập tri thức sử học, đưa các nội dung mới vào giảng dạy trong trường học. Trước tình trạng việc dạy và học môn sử có biểu hiện sa sút, Hội đã nghiêm túc nghiên cứu, đề xuất giải pháp khả thi, được chấp nhận.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chúc mừng và biểu dương nỗ lực của giới sử học nước nhà trong 45 năm hoạt động không mệt mỏi. Chủ tịch nước đánh giá cao những đóng góp của Hội qua 6 khóa Ban chấp hành với tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương, biên soạn, công bố nhiều công trình sử học.
Chủ tịch nước khẳng định, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam là một trong những Hội ra đời sớm nhất, tập hợp được ngày càng đông đảo hội viên, đang làm tốt việc phát triển thành tựu sử học.
Chủ tịch nước nêu rõ, sử học có vai trò to lớn trong giáo dục truyền thống, làm nên cốt cách người Việt Nam, là nền tảng tinh thần của xã hội. Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cần hoàn thành sứ mệnh cao cả, thực hiện tốt việc tư vấn, phản biện, giám định, cung cấp tư liệu lịch sử, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Cũng tại buổi lễ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã công bố thành lập và ra mắt Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam. Ðây là quỹ quốc gia đầu tiên do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sáng lập. Trong thời gian tới, cùng với việc đưa Quỹ sử học Việt Nam vào hoạt động, Hội tập trung khuyến khích, cổ vũ hoạt động nghiên cứu sử học để có thêm nhiều công trình trí tuệ; cải thiện việc dạy và học môn lịch sử trong trường học; tổng hợp thành tựu sử học trong nước, quốc tế, để biên soạn bộ quốc sử, dự kiến 25 tập./.
Trong diễn văn khai mạc, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã điểm lại những thành tựu nổi bật của Hội 45 năm qua. Thành lập từ năm 1966, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã trải qua 6 nhiệm kỳ đại hội, thu hút gần 4.000 hội viên sinh hoạt tại 51 hội thành viên, có mặt tại nhiều cơ quan nghiên cứu, tỉnh, thành trong cả nước.
Trên cơ sở khai thác các nguồn tư liệu, Hội đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử đất nước, thế giới, lịch sử ngành, địa phương. Những kết quả nghiên cứu của Hội đã cung cấp luận chứng cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ đất nước.
Hội cũng đã phối hợp với các bộ, ngành phổ cập tri thức sử học, đưa các nội dung mới vào giảng dạy trong trường học. Trước tình trạng việc dạy và học môn sử có biểu hiện sa sút, Hội đã nghiêm túc nghiên cứu, đề xuất giải pháp khả thi, được chấp nhận.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho lãnh đạo Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chúc mừng và biểu dương nỗ lực của giới sử học nước nhà trong 45 năm hoạt động không mệt mỏi. Chủ tịch nước đánh giá cao những đóng góp của Hội qua 6 khóa Ban chấp hành với tinh thần làm việc nghiêm túc, hiệu quả, đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương, biên soạn, công bố nhiều công trình sử học.
Chủ tịch nước khẳng định, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam là một trong những Hội ra đời sớm nhất, tập hợp được ngày càng đông đảo hội viên, đang làm tốt việc phát triển thành tựu sử học.
Chủ tịch nước nêu rõ, sử học có vai trò to lớn trong giáo dục truyền thống, làm nên cốt cách người Việt Nam, là nền tảng tinh thần của xã hội. Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cần hoàn thành sứ mệnh cao cả, thực hiện tốt việc tư vấn, phản biện, giám định, cung cấp tư liệu lịch sử, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đáp ứng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Cũng tại buổi lễ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã công bố thành lập và ra mắt Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam. Ðây là quỹ quốc gia đầu tiên do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sáng lập. Trong thời gian tới, cùng với việc đưa Quỹ sử học Việt Nam vào hoạt động, Hội tập trung khuyến khích, cổ vũ hoạt động nghiên cứu sử học để có thêm nhiều công trình trí tuệ; cải thiện việc dạy và học môn lịch sử trong trường học; tổng hợp thành tựu sử học trong nước, quốc tế, để biên soạn bộ quốc sử, dự kiến 25 tập./.
Chủ tịch nước tiếp trưởng phái đoàn EU và Đại sứ Iran  (22/10/2011)
Tổng Bí thư thăm Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng  (22/10/2011)
Thông cáo số 2 Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII  (22/10/2011)
Những toan tính nguy hiểm  (22/10/2011)
Quốc hội bàn về dự thảo Luật lưu trữ, Luật đo lường và đầu tư, nợ công  (22/10/2011)
Kế hoạch kinh tế - xã hội còn thiếu giải pháp cụ thể  (22/10/2011)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên