Quốc hội Mỹ thông qua Thỏa thuân mậu dịch tự do giữa Mỹ với Hàn Quốc, Panama và Columbia
Trong số những thỏa thuận ấy, thỏa thuận với Hàn Quốc đáng được chú ý hơn cả bởi đó là thỏa thuận có quy mô và tầm vóc lớn nhất mà Mỹ đã ký kết kể từ khi Mỹ cùng với Canada và Mexico Thỏa thuận thành lập Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ North American Free Trade Agreement năm 1994.
Thỏa thuận này đã được Mỹ và Hàn Quốc nhất trí từ năm 2007, nhưng chưa được Quốc hội hai nước thông qua bởi bất đồng quan điểm giữa hai bên về việc Hàn Quốc đánh thuế vào xe ô tô nhập khẩu từ Mỹ. Cho tới nay, hai bên đã giải quyết được vướng mắc này bằng cam kết của Hàn Quốc giảm mức thuế xuống còn tối đa 4% đối với xe ô tô của Mỹ và miễn thuế hoàn toàn sau 4 năm. Trong cùng thời gian ấy, Mỹ cũng sẽ giảm dần mức thuế đối với ô tô của Hàn Quốc từ mức độ hiện tại là 2,5%. Ngoài ra, Hàn Quốc còn chấp nhận để Mỹ xuất khẩu hàng năm 25.000 ô tô và không đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn hơn về an toàn.
Theo công bố của phía Mỹ, thỏa thuận mậu dịch tự do với Hàn Quốc có thể giúp Mỹ tăng giá trị xuất khẩu hàng năm thêm khoảng 10 tỉ USD. Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Mỹ. Kim ngạch thương mại song phương năm ngoái giữa Mỹ và Hàn Quốc đạt gần 90 tỉ USD.
Việc Quốc hội Mỹ thông qua Thỏa thuận mậu dịch tự do này trùng vào thời điểm Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm Mỹ. Ông Lee Myung-bak đánh giá thỏa thuận này là "thông điệp mạnh mẽ của Mỹ và Hàn Quốc chống bảo hộ và ủng hộ mậu dịch tự do và công bằng".
Trong một tuyên bố, Tổng thống Mỹ Barack Obama coi thỏa thuận mậu dịch tự do với ba đối tác này như một "thành quả quan trọng đối với người lao động và giới kinh tế ở Mỹ". Theo tính toán của Chính phủ Mỹ, thỏa thuận này giúp bảo tồn lâu dài ít nhất 70.000 chỗ làm việc ở Mỹ.
Điều đáng chú ý là cả Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa ở Mỹ đều biểu lộ sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho thỏa thuận nói trên. Cả điều đó lẫn việc duy trì được công ăn việc làm đều có tác động thuận lợi cho cá nhân Tổng thống Barack Obama trong cuộc tranh cử tổng thống tới, nhất là sau khi bởi sự bất hợp tác và chống phá của Đảng Cộng hòa mà Thượng viện Mỹ đã không phê chuẩn kế hoạch tạo công ăn việc làm cho thời gian tới mà Chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã đưa ra.
Thỏa thuận này còn phải được Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn và Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành thì mới có hiệu lực.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cho phép Chính phủ tiến hành những biện pháp trừng phạt đối với những đối tác mà Mỹ cho rằng đã duy trì việc sử dụng chính sách tiền tệ để bù trợ cho xuất khẩu, gây tổn hại đến hàng xuất khẩu của Mỹ. Tuy không nêu đích danh, nhưng đối tượng chính của dự luật này là Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, cảnh báo Mỹ về nguy cơ hai bên có thể đến bên bờ vực của chiến tranh thương mại và leo thang trả đũa.
Tuy đã được Thượng viện Mỹ thông qua, khả năng dự thảo luật này trở thành luật rất mong manh vì khó có thể được Hạ viện thông qua. Cho dù Hạ viện có thông qua thì dự thảo luật vẫn phải cần sự chấp thuận của Tổng thống Barack Obama. Tổng thống Barack Obama có quyền phủ quyết và mọi biểu hiện hiện tại cho thấy chính phủ Mỹ và cá nhân ông Barack Obama cũng không “mặn mà” gì với chủ định gây căng thẳng như vậy với Trung Quốc.
Doanh nhân Việt Nam trong và ngoài nước nối vòng tay  (13/10/2011)
Nga - Trung Quốc tăng cường hợp tác  (13/10/2011)
Ngành Kỹ thuật quân sự bảo đảm cho bộ đội tác chiến trên chiến trường biển, đảo trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước  (13/10/2011)
Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  (13/10/2011)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại  (13/10/2011)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển