Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ đại diện các doanh nghiệp Ấn Độ và cộng đồng người Việt tại Niu Đê-li
14:37, ngày 12-10-2011
Sau khi thăm thành phố Băng-ga-lo
(Bangalore), thủ phủ bang Ca-na-ta-ca (Karnataka), được mệnh danh là
thung lũng Silicon của Ấn Độ, chiều tối 11-10-2011, Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Việt
Nam đã tới Thủ đô Niu Đê-li tiếp tục chuyến thăm cấp nhà nước Cộng hòa
Ấn Độ.
Đón Chủ tịch Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước ta tại sân bay quân sự Pa-lam về phía Ấn Độ có Bộ trưởng Quốc vụ Bộ Đường bộ Di-tin Pra-xa-đa (Jitin Prasada), một số quan chức Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân cùng nhiều cán bộ Đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Ấn Độ.
Ngay sau khi tới khách sạn Ta-giơ Pe-lít (Taj Palace), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp lãnh đạo Hiệp hội Các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI) và lãnh đạo 13 tập đoàn, công ty lớn của Ấn Độ như Fotis Health Care, SKIL Infrastructure, Bohra Industries, Aptech ltd.v.v.. Đây là những công ty, tập đoàn đang hoạt động tại Việt Nam hoặc đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, xây dựng hạ tầng, năng lượng, sản xuất phân bón, bột giấy, đào tạo nguồn nhân lực cao…
Theo đề nghị của Chủ tịch FICCI và công ty Marico Ha-sơ Ma-ri-va-la (Harsh Mariwwala), Chủ tịch Trương Tấn Sang đồng ý để từng đại diện doanh nghiệp có mặt tại buổi tiếp giới thiệu khái quát về lĩnh vực hoạt động, năng lực tài chính của công ty mình và đề xuất hướng hợp tác cũng như đề nghị Chủ tịch nước giải thích rõ một số điểm trong chính sách của Việt Nam về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế, bảo vệ môi trường v.v.. Một số nhà doanh nghiệp đề nghị Việt Nam và Ấn Độ sớm mở đường bay thẳng nhằm tăng cường sự kết nối cũng như quan hệ thương mại, đề nghị cấp thị thực 1 năm thay vì 3 tháng như hiện nay cho các doanh nhân Ấn Độ đang đầu tư tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của họ.
Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời từng vấn đề mà các doanh nghiệp Ấn Độ nêu ra; đồng thời Chủ tịch nước hứa sẽ thúc đẩy việc lập đường bay thẳng giữa hai nước, xem xét cấp thị thực 1 năm cho các doanh nhân; khẳng định hoan nghênh các doanh nghiệp bạn tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ sở, năng lượng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… ở Việt Nam. Chủ tịch nước cho rằng, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ hiện ở mức 3 tỉ USD/năm là quá khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai nước, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp hai nước nỗ lực phấn đấu và tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm đưa quan hệ kinh tế - thương mại song phương lên tầm tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Tiếp đó, lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức tại khách sạn Ta-giơ Pe-lít với sự tham dự của đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện cùng gia đình, sinh viên, tăng ni sinh đang học tập tại Ấn Độ và đại diện bà con Việt kiều.
Tại buổi Lễ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân đã báo cáo với Chủ tịch nước những nỗ lực của Đại sứ quán, các cơ quan đại diện trong việc góp phần tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại v.v.. giữa Việt Nam và Ấn Độ và hứa tiếp tục phấn đấu nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã căn dặn các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng các cơ quan đại diện, lưu học sinh, bà con Việt kiều nỗ lực công tác, học tập, góp phần tăng cường mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Gia-oa-ha-lan Nê-ru đặt nền móng và các thế hệ các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp.
*** Trước đó, tại bang Ca-na-ta-ca, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm Tập đoàn Infosys. Lãnh đạo Tập đoàn Infosys đã giới thiệu với Chủ tịch nước và đoàn công tác về lịch sử hình thành phát triển của đơn vị. Trải qua 25 năm phát triển, từ một doanh nghiệp nhỏ do 7 kỹ sư trẻ người Ấn Độ lập ra bên trong một căn hộ tồi tàn, đến nay Infosys là một trong những doanh nghiệp IT lớn nhất và nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Với cơ ngơi tọa lạc giữa trung tâm công nghệ cao Băng-ga-lo, Tập đoàn Infosys gồm 58.000 nhân viên và giá trị cổ phiếu 22 tỉ USD. Dự báo tăng trưởng doanh thu trong năm 2011 sẽ tăng 30%, hiện Infosys đang liên tục mở rộng công việc kinh doanh và dịch vụ tư vấn Hi-tech tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ ấn tượng rất tốt đẹp về mô hình của Tập đoàn Infosys, giúp bảo đảm được sự phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với nâng cao phúc lợi xã hội. Chủ tịch nước mong rằng trong thời gian tới Infosys sẽ tiếp tục có các dự án đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cảm ơn lòng mến khách và sự đón tiếp trọng thị mà Infosys và chính quyền bang Ca-na-ta-ca dành cho Đoàn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Tập đoàn Infosys nghiên cứu, đầu tư xây dựng tại Việt Nam khu công nghệ cao của Ấn Độ tại một trong ba nơi hoặc tại cả ba nơi là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh./.
Ngay sau khi tới khách sạn Ta-giơ Pe-lít (Taj Palace), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi gặp lãnh đạo Hiệp hội Các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ (FICCI) và lãnh đạo 13 tập đoàn, công ty lớn của Ấn Độ như Fotis Health Care, SKIL Infrastructure, Bohra Industries, Aptech ltd.v.v.. Đây là những công ty, tập đoàn đang hoạt động tại Việt Nam hoặc đang mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực y tế, xây dựng hạ tầng, năng lượng, sản xuất phân bón, bột giấy, đào tạo nguồn nhân lực cao…
Theo đề nghị của Chủ tịch FICCI và công ty Marico Ha-sơ Ma-ri-va-la (Harsh Mariwwala), Chủ tịch Trương Tấn Sang đồng ý để từng đại diện doanh nghiệp có mặt tại buổi tiếp giới thiệu khái quát về lĩnh vực hoạt động, năng lực tài chính của công ty mình và đề xuất hướng hợp tác cũng như đề nghị Chủ tịch nước giải thích rõ một số điểm trong chính sách của Việt Nam về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế, bảo vệ môi trường v.v.. Một số nhà doanh nghiệp đề nghị Việt Nam và Ấn Độ sớm mở đường bay thẳng nhằm tăng cường sự kết nối cũng như quan hệ thương mại, đề nghị cấp thị thực 1 năm thay vì 3 tháng như hiện nay cho các doanh nhân Ấn Độ đang đầu tư tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của họ.
Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời từng vấn đề mà các doanh nghiệp Ấn Độ nêu ra; đồng thời Chủ tịch nước hứa sẽ thúc đẩy việc lập đường bay thẳng giữa hai nước, xem xét cấp thị thực 1 năm cho các doanh nhân; khẳng định hoan nghênh các doanh nghiệp bạn tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ sở, năng lượng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao… ở Việt Nam. Chủ tịch nước cho rằng, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ hiện ở mức 3 tỉ USD/năm là quá khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác rất lớn giữa hai nước, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp hai nước nỗ lực phấn đấu và tìm kiếm các giải pháp hiệu quả nhằm đưa quan hệ kinh tế - thương mại song phương lên tầm tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Tiếp đó, lễ đón trọng thể Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức tại khách sạn Ta-giơ Pe-lít với sự tham dự của đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện cùng gia đình, sinh viên, tăng ni sinh đang học tập tại Ấn Độ và đại diện bà con Việt kiều.
Tại buổi Lễ, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Nguyễn Thanh Tân đã báo cáo với Chủ tịch nước những nỗ lực của Đại sứ quán, các cơ quan đại diện trong việc góp phần tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại v.v.. giữa Việt Nam và Ấn Độ và hứa tiếp tục phấn đấu nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã căn dặn các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán cùng các cơ quan đại diện, lưu học sinh, bà con Việt kiều nỗ lực công tác, học tập, góp phần tăng cường mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Gia-oa-ha-lan Nê-ru đặt nền móng và các thế hệ các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp.
*** Trước đó, tại bang Ca-na-ta-ca, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thăm Tập đoàn Infosys. Lãnh đạo Tập đoàn Infosys đã giới thiệu với Chủ tịch nước và đoàn công tác về lịch sử hình thành phát triển của đơn vị. Trải qua 25 năm phát triển, từ một doanh nghiệp nhỏ do 7 kỹ sư trẻ người Ấn Độ lập ra bên trong một căn hộ tồi tàn, đến nay Infosys là một trong những doanh nghiệp IT lớn nhất và nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Với cơ ngơi tọa lạc giữa trung tâm công nghệ cao Băng-ga-lo, Tập đoàn Infosys gồm 58.000 nhân viên và giá trị cổ phiếu 22 tỉ USD. Dự báo tăng trưởng doanh thu trong năm 2011 sẽ tăng 30%, hiện Infosys đang liên tục mở rộng công việc kinh doanh và dịch vụ tư vấn Hi-tech tại Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ ấn tượng rất tốt đẹp về mô hình của Tập đoàn Infosys, giúp bảo đảm được sự phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với nâng cao phúc lợi xã hội. Chủ tịch nước mong rằng trong thời gian tới Infosys sẽ tiếp tục có các dự án đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cảm ơn lòng mến khách và sự đón tiếp trọng thị mà Infosys và chính quyền bang Ca-na-ta-ca dành cho Đoàn, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị Tập đoàn Infosys nghiên cứu, đầu tư xây dựng tại Việt Nam khu công nghệ cao của Ấn Độ tại một trong ba nơi hoặc tại cả ba nơi là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh./.
UBTV Quốc hội cho ý kiến các dự án luật về tiền tệ  (12/10/2011)
Nâng cao chất lượng tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng  (12/10/2011)
Nâng cao chất lượng tuyên truyền về công tác tổ chức xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng  (12/10/2011)
Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam và Đức - Đối tác chiến lược vì tương lai  (12/10/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên